HỖ TRỢ

ĐẶC TÍNH CỦA HƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO

25/08/2020

Trong kinh Phật, thường đưa ra một ví dụ rằng, khi dùng hương để xông quần áo, cho dù hương đã đốt xong, nhưng hương thơm vẫn còn lưu lại trên quần áo: trạng thái khi đó không thể nói là có đốt hương, bởi vì những hương liệu căn bản đã bị đốt hết, nhưng cũng không thể nói là không đốt hương, bởi vì mùi hương vẫn còn tồn tại trong không khí. Kinh Phật đưa vào đó để so sánh với tác dụng của chúng tự nghiệp lực: những người bình thường do tác dụng của lục căn nên phải lưu chuyển đến thế gian, khó tránh khỏi vì vậy mà lây nhiễm một số tập khi, những tập khí này lại tồn tại trong ý thức của con người, cũng giống như mùi thơm còn lưu lại trên áo cho dù đã trải qua cái chết hay luân hồi, những thói quen không tốt vẫn có thể tiềm tàng trong ý thức của con người, không tự nhiên mất đi, mà trò thành chướng ngại cho con người trên con đường tu hành, khiến con người không thể giành được sự giải thoát tự tại của thế gian.

Xem nhanh

    Khi nói đến hương, chúng ta cũng cần phải bàn đến một số tính chất quan trọng của hương liệu, ví dụ: khả năng cảm nhiễm, lan tỏa, bất định, mối quan hệ giữa sự mở mang trí tuệ và việc sử dụng hương liệu. Những bàn luận trên phương diện này chủ yếu tập trung ở mối quan hê giữa hương liêu và sự tu trì Phật giáo, có thể thấy đối với tín đồ Phật giáo, hương liệu ngoài việc có thể đốt, hun, bôi xức để cúng dường chư Phật, Bồ tát, trong quá trình tu hành cũng đem lại sự trợ giúp rất lớn.

    Sức cảm nhiễm của hương

    Trong kinh Phật, thường đưa ra một ví dụ rằng, khi dùng hương để xông quần áo, cho dù hương đã đốt xong, nhưng hương thơm vẫn còn lưu lại trên quần áo: trạng thái khi đó không thể nói là có đốt hương, bởi vì những hương liệu căn bản đã bị đốt hết, nhưng cũng không thể nói là không đốt hương, bởi vì mùi hương vẫn còn tồn tại trong không khí.

     

    Thắp hương mùng 1 cần những gì? - Hằng Phát Candle

     

    Kinh Phật đưa vào đó để so sánh với tác dụng của chúng tự nghiệp lực: những người bình thường do tác dụng của lục căn nên phải lưu chuyển đến thế gian, khó tránh khỏi vì vậy mà lây nhiễm một số tập khi, những tập khí này lại tồn tại trong ý thức của con người, cũng giống như mùi thơm còn lưu lại trên áo cho dù đã trải qua cái chết hay luân hồi, những thói quen không tốt vẫn có thể tiềm tàng trong ý thức của con người, không tự nhiên mất đi, mà trò thành chướng ngại cho con người trên con đường tu hành, khiến con người không thể giành được sự giải thoát tự tại của thế gian.

    Vì thế, người tu hành nên đưa vào cách thức quan sát tác dụng của mùi thơm, dựa vào đó để nhắc nhở người tu hành chú ý đến chướng ngại và ảnh hưởng mà lục thức có thể gây ra, đồng thời có thể sinh ra nhưng nghiêp lực khiến cho con người không ngừng luân hồi trong thế gian, từ đó giúp người tu hành hiểu rõ mối quan hệ nhân duyên ở phía sau sự vận hành của moi sự việc trên thế gian, tránh để nảy sinh và tích lũy những hậu quả không tốt, giành được khả năng giải thoát trong tương lai.

    Tính chất lan tỏa của hương

    Hương liệu có một tính chất là sau khi đốt lên, khói hương sẽ tự nhiên lan toả giống như hương thơm của hoa nở trên thụ vương (vua cây) của cõi trời, dù là xuôi chiều hay ngược chiều gió vẫn tràn ngập khắp thế giới cõi trời, bởi vậy, mang ý nghĩa có thể tràn ngập pháp giới

     

    Thắp hương ngày rằm thế nào để mang lại may mắn, bình an

    Bồ tát do có công phu tu hành thâm hậu, nên có thể tự toả ra “ hương thơm Bồ đề”, cũng có thể dùng hương thơm này để bao trùm khắp mọi thế giới, khiến cho chúng sinh tại ba nghìn thế giới để có thể nhờ đó mà mở mang trí tuệ, nhận rõ thế gian là sự tu tập của các khổ, chỉ có dựa vào hương thơm của tâm Bồ đề, trí tuệ mới có thể được mở mang, chúng sinh mới có thể được giải thoát, hoàn thành thệ nguyện giải cứu chúng sinh của Bồ tát. Nếu xét từ bình diện này, văn hóa hương của Phật giáo không chỉ chú trọng đến sự giải thoát sinh tử của cá nhân, mà chú trọng đến khả năng giài thoát tất cả chúng sinh

    Tính chất biến hóa của hương

    Khi đốt hương, sẽ khiến cho hương liệu chuyển hóa từ vật chất cố định sang hình thái không cố định, không có thực, cũng tức là biến hóa từ hương liệu thực tưởng thành khói hương và mùi hương không cố định. Nhờ đó, trong quá trinh tu trì sẽ có thể không còn chấp trước vào sự đẹp xấu bề ngoài của hương liệu, mà nhìn thấy được khói hương hoặc ngửi thấy mùi hương sau khi đốt hương phẩm, như vậy, cũng tương tự với việc nhìn thấy rõ quan hệ biến hóa ẩn phía sau các hình tướng bề ngoài, từ đó bắt đầu tu hành, càng giống như khi chúng ta nhìn thấy tượng chư Phật, liền båt đầu tụng niệm.

    Nếu xét từ một góc độ khác, hương đã phản ánh vé pháp môn bất nhị “không trong, không ngoài” mà Phật giáo luôn nhấn mạnh, cũng chính là tư tưởng Trung đạo mà Long Thụ Bồ tát đã đưa ra. Các định luận trên thế gian này chưa hẳn là trí tuệ viên mãn, sẽ khiến con người nảy sinh chấp trước và ràng buộc, cũng tức là bị “đoạn kiến” che lấp, bởi vậy, nên cho rằng sự thiện ác của tất cả mọi vật đều có thể xác đinh thông qua vẻ bề ngoài.

    Tuy rằng trong kinh điển Phật giáo có ghi chép về sự tích có người ngửi thấy hương thơm mà ngộ đạo, nhưng cũng không thế vì đó mà phán đoán rằng thắp hương là hoàn toàn có lợi, hoàn toàn tốt đẹp đối với người tu hành. Bởi vì cũng giống như các vật chất khác, hương không có tính cố định bất biến, chỉ có điều sở dĩ tác dụng của hương trở nên nổi bật trong tu hành Phât giáo, bởi vì rất dễ dàng khiến mọi người nhìn thấy sự biến hóa cúa nó. Sau khi đốt hương, nhờ vào việc quan sát quá trình đốt hương, quá trinh tự huong liệu-> đốt -> khói và hương thơm -> tiêu biến trong không khí, có thể trợ giúp cho người tu hành hiểu được nguyên lý “vô thường” mà Đức Phật đã nhắc đến, tức là giúp người tu hành ngửi hương thơm mà ngộ đạo.

     



    Như vậy, không phải là bản thân việc đốt hương mang lại lợi ích trực tiếp cho người tu hành, mà là do hiểu rõ đặc trưng biến hóa của hương, kết hợp với nhiều hoat động tu hành khác, đó mới là nguyên do đích thực của việc “ngửi hương ngộ đạo”

    Tác dụng mở mang trí tuệ của hương

    Đốt hương có thể sinh ra mùi thơm, có thể trừ bỏ những mùi không tốt, những tập tinh không tốt, nhu tham, sân, si cũng giống như những mùi không tốt này, sẽ gây ra những độc hại đối với con nguời, vi thế, người tu hành cẩn giống như Phật Đà nhấn mạnh đến việc dùng trí tuệ để đoạn tuyệt tham, sân, si của con người, dùng hương để xua đuổi những mùi không tốt, tượng trưng có thể cắt bỏ tất cả những độc hại, mở mang trí tuệ. Ngoài ra, khi đôt hương không phát ra âm thanh, vì thế lại có ý tĩnh lặng, đối với người tu hành, cüng có thể bộc lộ được tầm quan trọng cůa môi trường yên tĩnh khi tu hành hoặc thiền định.

    Tuy đốt hương có sự trợ giúp đối với việc mở mang trí tuệ của nguời tu hành nhưng cuối cùng, vẫn cần phải nhắc nhở người tu hành rằng, hương không có đặc tính cố định. Bởi vì hương phải có lửa mới có thể cháy, đốt hương bản thân cần có sự tiếp sức của ngoại lực bên ngoài, vì thế không thể nói đốt hương chắc chắn sẽ tốt cho người tu hành. Nếu sinh ra sự cháp này, là vi phạm vào nguyên tắc không chấp trước, không có định kiến đối với các sự vật trên thế gian.

    Khi chúng ta đốt hương, nếu có thể kết hợp tinh chất của hương với hoạt động tu hành và nghĩa lý của Phật giáo, thể hiện dưới một hình thức đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, tin rằng sẽ giúp ích một cách lớn lao và sâu sắc hơn đối với cuộc sống tu hành của chúng ta.

    Theo sách” Hương và cách sử dụng hương trong Phật giáo - Đại đức Thích Minh Tông “

     

    Có thể bạn quan tâm
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...