Là một trong ba ngày đại lễ của Phật Giáo, lễ Phật Đản được nhiều người chú ý. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Phật Đản sanh.
Xem nhanh
Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam Quốc tự 2018. Ảnh: VTC News
Khái niệm lễ Phật Đản (hay còn gọi là ngày Phật Đản sinh, lễ Vesak) dùng để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni (giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha, Nepal). Theo lý giải của phái Nam tông, Đức Phật sinh vào ngày rằm tháng Tư âm lịch năm 624 TCN, còn phái Bắc Tông lại cho rằng ngài sinh vào mùng 8 tháng Tư âm lịch.
Từ xưa, ngày Phật hiển thế đã gắn liền với câu nói “Tháng tư ngày tám”. Tuy nhiên, Đại hội Phật giáo Thế giới năm 1960 đã thống nhất chọn ngày 15/4 (Rằm tháng Tư âm lịch) là ngày Đức Phật đản sinh trên toàn thế giới.
Ngày Phật Đản sinh, 7 bước chân tạo thành 7 đóa hoa sen
Lễ Phật Đản không chỉ kỷ niệm Đức Phật thành đạo mà còn là ngày vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Vào ngày này, Phật tử thường dâng cúng lễ phẩm như hương, hoa, đăng, quả… lên chư Phật cũng như thực hành ăn chay, ngũ giới và làm việc thiện.
Ngày đản sinh của Đức Phật là lễ hội tôn giáo mang tầm vóc thế giới, được Liên Hợp Quốc tôn vinh bởi những giá trị nhân văn sâu sắc và vì hòa bình của nhân loại.
Vào năm 1958, chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa (thuộc chính thể Việt Nam Cộng hòa) đã từng công nhận lễ Phật Đản như một ngày nghỉ chính thức tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, vào năm 1975, sau khi thống nhất đất nước thì ngày này đã không còn là ngày lễ chính thức. Dù vậy, với Phật tử Việt Nam, ngày Đản sinh vẫn là một ngày đại lễ mang nhiều ý nghĩa và được tổ chức trang trọng.
Vào các năm 2008, 2014 và 2019, Việt Nam đã vinh dự được đăng cai Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc với sự hiện diện của hàng ngàn đại biểu trong nước và quốc tế.
Phần lễ chính của ngày Phật Đản được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tư âm lịch. Giáo hội Phật giáo tại các tỉnh thành đều xây dựng nhiều họa động lớn như: diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng, các buổi thuyết giảng, nghi thức tắm Phật…
Đặc biệt, Phật Đản là ngày mọi người ăn chay và dọn dẹp bày trí gian thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử hoặc mỗi người dân đều có thể đến chùa làm công quả, nghe thuyết giảng để tâm hồn thanh tịnh, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tại Việt Nam Quốc Tự (TP. Hồ Chí Minh) còn có nghi thức thả bóng bay, chim bồ câu để cầu quốc thái dân an của lãnh đạo thành phố và Tăng ni Phật tử.
Thả bóng bay cầu nguyện hòa bình tại Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: Báo Thanh Niên
Bên cạnh đó, trước và sau đại lễ, các cơ sở tín ngưỡng Phật giáo tại nhiều tỉnh thành khác cũng long trọng tổ chức hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những người khó khăn trong cộng đồng với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”.
Đại lễ Phật Đản năm 2022 sẽ rơi vào ngày 15/4 (tức ngày 15/5 âm lịch). Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) đã gửi công văn nêu rõ những hoạt động có thể tổ chức trong ngày này. Tại các địa phương vào lúc 4 giờ sáng ngày Rằm tháng tư, đồng loạt các chùa chiền và tu viện trong cả nước đều cử 3 hồi chuông trống Bát nhã để mừng Đức Phật đản sinh và nguyện cầu cho quốc thái dân an.
Đối với nghi thức tắm Phật tại gia, các Phật tử nên bày trí bồn tắm Phật một cách trang nghiêm, trịnh trọng.
Nghi thức tắm Phật. Ảnh: Zing News
Tiếp nối những năm trước, các nghi thức như treo cờ, phan, phướn, lập vườn Lâm Tỳ Ni… vào dịp đại lễ tại chùa và tu viện cũng đặc biệt được chú ý.
Trên đây là giới thiệu về nguồn gốc đại lễ Phật Đản cũng như những hoạt động tiêu biểu trong ngày này. Kính chúc quý bạn đọc có một mùa Phật Đản bình an, cùng làm nhiều việc thiện để góp nhặt bình an trong cuộc sống.