Trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Đây là một vị thuốc quý hiếm trong Đông y. Trầm hương còn có một vài tên gọi khác như kỳ nam, trà hương, gió bầu, trầm gió.Nhang Thiền - Trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Đây là một vị thuốc quý hiếm trong Đông y. Trầm hương còn có một vài tên gọi khác như kỳ nam, trà hương, gió bầu, trầm gió.
Xem nhanh
Tên khoa học của trầm hương là Aquilaria crasna Pierre. Đây là loại đặc sản quý hiếm của các vùng rừng núi nhiệt đới thuộc Nam Á và Đông Nam Á. Trầm được ngưng đọng trong thân, rễ hoặc cành cây trầm lâu năm (khoảng trên 30 tuổi) theo những hình thể khác nhau. Cũng có khi người ta tìm được trầm khi cây chết mục, tiêu đi mà trầm vẫn tồn tại.
Xem thêm giá: Nhang trầm hương sạch
Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại “bắp” trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois d’aigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3. Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Loại pha tạp nhiều gỗ, ít trầm thường được để làm hương (nhang), khi đốt lên có mùi đặc biệt và quyến rũ, được các bậc vua chúa, quý tộc dùng trong các dịp lễ tết, cúng giỗ.
Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột. Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.
Tác dụng của trầm hương chủ yếu là ở tinh dầu, nên thường được dùng dưới dạng nước mài, bột tán chứ không cho vào sắc. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù là thuốc quý, có tác dụng thiên về bổ, nhưng khi dùng trầm hương phải thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Hiện nay có khoảng gần 60 bài thuốc có sử dụng trầm hương.
Như vậy, loại thuốc đặc biệt quý hiếm này (đắt gấp nhiều lần so với vàng) được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền. Xin đơn cử bài thuốc chữa chứng nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, đinh hương mỗi thứ 10 g, hoàng liên 8 g. Bốn vị trộn lẫn, tán mịn. Ngày uống 1 g với nước ấm. TS Lê Lương Đống, Sức Khỏe & Đời Sống
Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại “bắp” trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois d’aigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3.
Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Loại pha tạp nhiều gỗ, ít trầm thường được để làm hương (nhang), khi đốt lên có mùi đặc biệt và quyến rũ, được các bậc vua chúa, quý tộc dùng trong các dịp lễ tết, cúng giỗ.
Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.
Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.
Tác dụng của trầm hương chủ yếu là ở tinh dầu, nên thường được dùng dưới dạng nước mài, bột tán chứ không cho vào sắc. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù là thuốc quý, có tác dụng thiên về bổ, nhưng khi dùng trầm hương phải thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Hiện nay có khoảng gần 60 bài thuốc có sử dụng trầm hương. Như vậy, loại thuốc đặc biệt quý hiếm này (đắt gấp nhiều lần so với vàng) được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Xin đơn cử bài thuốc chữa chứng nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, đinh hương mỗi thứ 10 g, hoàng liên 8 g. Bốn vị trộn lẫn, tán mịn. Ngày uống 1 g với nước ấm.
TS Lê Lương Đống, Sức Khỏe & Đời Sống