HỖ TRỢ

Nên nhổ chân nhang và dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào?

01/02/2021

Nên nhổ chân nhang và lau dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào là tốt nhất?

Xem nhanh

    Nhổ chân nhang hay rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ là những việc quan trọng của nhiều gia đình Việt trong dịp cuối năm để chứng tỏ sự tôn kính đối với thần linh và những người đã khuất, đồng thời để cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới. Vậy nên nhổ chân nhang và lau dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào là tốt nhất? Cùng Nhang Xanh tìm hiểu dọn bàn thờ ngày Tết vào thời điểm nào trong nội dung sau.

    Nên nhổ chân nhang (bao sái bát nhang) và lau dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào?

    Nhiều gia đình Việt thường tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp, ngày cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Thời gian cúng ông Táo thường diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Sau khi tiễn ông Táo, mới tiến hành dọn dẹp bàn thờ để không mạo phạm thần linh.

    Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bàn thờ ngày tết thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Tuy nhiên, một số người cho rằng, việc dọn dẹp bàn thờ là thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh nên chỉ cần chọn ngày đẹp để thực hiện là được. Tùy điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một ngày khác, miễn là trước 30 Tết.

    Một số ngày đẹp để nhổ chân nhang, bốc bát hương, dọn dẹp bàn thờ đón Tết khác các bạn có thể tham khảo là các ngày 13, 15, 20, 21, 23, 25, 27 tháng Chạp (âm lịch). Giờ tốt để tiến hành việc tỉa chân nhang là khoảng từ 6h đến hơn 11h hoặc từ 13h đến hơn 17h.

    Cách nhổ chân nhang cuối năm để không phạm phong thủy

    Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo cũng là một trong những băn khoăn của người Việt vào dịp lễ Tết cuối năm. Theo các chuyên gia, lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước. Thực tế nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết ông Công ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi – đó là quan niệm sai lầm. Thậm chí có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác.

    Đó là sự mê tín và có ý khoe khoang để chứng tỏ rằng “ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng… Đứng về mặt Tâm linh thì sự “khoe khoang” đó chỉ chứng minh rằng tín chỉ là người rất hay vụ lợi, thích kể lể công lao… Chính vì thế, nên nhổ chân nhang và lau dọn bàn thờ vào ngày nào không còn quá khắt khe và bó buộc, khi cảm thấy cần dọn dẹp, gia chủ nên tham khảo các văn khấn lau dọn và đảm bảo các đại kỵ khi dọn bàn thờ là đủ.

    Cũng có nhiều gia đình cẩn thận, trước khi rút chân nhang có biện lễ vật, thắp hương xin phép được thực hiện việc lau dọn bàn thờ. Sau khi xin phép, gia chủ sẽ rút tỉa từng chân hương cho tới khi còn lại một số lẻ sao cho đẹp nhất. Thông thường, sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương trong bát hương. Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…

    Xem thêm: Cách dọn bàn thờ cuối năm

    Những lưu ý khi nhổ chân nhang

    • Dùng khăn sạch lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác. Tốt nhất nên mua 1 khăn vải bông trắng mới về giặt và vắt khô để lau.
    • Tránh để bát hương, các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.
    • Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơn ẩm để lau chùi hoặc lau khô.
    • Đối với bát hương bằng sứ, tránh va chạm, rơi vỡ.

    Trên đây là những thời điểm nên nhổ chân nhang, quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Mong rằng bài viết này có thể giúp các gia chủ nắm được các cách nhổ chân nhang, cũng như chọn ngày dọn bàn thờ cuối năm để thu được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

     

    Nguồn Tổng hợp

    Nguồn hình Internet

    Có thể bạn quan tâm
    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm tranh hao tài tổn lộc.
    Những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ liệu bạn đã biết?

    Những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ liệu bạn đã biết?

    Cứ mỗi tháng 5 âm lịch, người người nhà nhà lại nô nức tổ chức Tết...
    Đại lễ Phật Đản Sanh và những việc nên làm

    Đại lễ Phật Đản Sanh và những việc nên làm

    Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật. Dưới đây...
    12 con giáp được Đức Phật nào bảo hộ?

    12 con giáp được Đức Phật nào bảo hộ?

    Tương truyền, có 8 vị Phật bản mệnh bảo hộ cho mỗi con giáp, giúp cho con giáp...
    Không chỉ là phong tục, xông trầm hương còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh

    Không chỉ là phong tục, xông trầm hương còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh

    Xông trầm không chỉ là phong tục mà còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh.
    Những lưu ý khi thắp hương

    Những lưu ý khi thắp hương

    Thắp hương cúng bái chớ phạm những điều sau kẻo xui xẻo, vận đen đuổi, gia tiên quở...