HỖ TRỢ

Nghi Lễ Tắm Phật mừng Lễ Phật Thích Ca Đản Sanh

25/08/2020

Trong đại lễ Phật Đản vào rằm tháng tư hàng năm, ngoài việc phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện. Thì nghi thức tắm cho Phật được xem là một nghi thức không thể thiếu tại các ngôi chùa trong ngày lễ Phật Đản. Việc tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng tưởng nhớ lại ngày Đức Phật ra đời.

Xem nhanh

    Lễ Phật đản được tổ chức vào ngày nào?

    Ngày Phật đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.


    Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).


    Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

     

    Nghi thức thường làm ngày Lễ Phật Đản

    Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 dương lịch), Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức...

    Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, về chúng sinh, muôn loài để tự thanh lọc tâm hồn của chính mình, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Đến cửa Phật ngày đại lễ Phật Đản cũng như nhiều ngày bình thường khác, những bài giảng kinh của các thiền sư đều giúp chúng ta tĩnh tại hơn và hóa giải được những dục vọng, dung tục của chính mình.

     



    Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

     

    Nghi lễ tắm Phật ngày Lễ Phật Đản:

    Trong Đại Lễ Phật Đản, nghi thức tắm cho Phật là một nghi thức không thể thiếu tại các ngôi chùa ở Việt Nam. Việc tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng tưởng nhớ lại ngày Đức Phật ra đời. Không chỉ thế, tắm Phật là tắm những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc.

    1. Cần chuẩn bị:

    Nấu nước thơm, với các loại hoa lài, hoa cúc, quế…, chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài vào nước tắm Phật. Cũng có nhiều nơi đơn giản hơn, dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch nấu chín (vì làm lễ xong có một vài người thọ dụng). Theo Dục Tượng Công Đức Kinh: “Phải dùng các thứ diệu hương như Ngưu đầu, Chiên đàn, Tử đàn, Đa ma la hương, Cam tùng, Bạch đàn, Uất kim, Long não, Trầm hương, Xạ hương, Đinh hương... làm thành nước thơm đựng ở trong chậu sạch”.


    Điều quan trọng, nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

    Khi hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Lúc tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

    2. Bài chú tắm Phật ngày Lễ Phật Đản:

    Ở Việt Nam, trong lúc tắm đọc bài chú tắm Phật như sau:
    "Ngã kim quán mộc chư Như Lai
    Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
    Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu
    Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân
    Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh
    Sa La thọ gian vị tằng diệt
    Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
    Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết
    Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát
    Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt
    Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai
    Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát
    Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha".

    Hy vọng với gợi ý bài Nghi Lễ Tắm Phật mừng Lễ Phật Thích Ca Đản Sanh này đã kịp thời cung cấp thông cho bạn. Nhang Xanh chúc bạn hoàn thành tốt việc làm lễ cúng và nghi thức thức Phật Ngày Lễ Phật Đản 2020 nhé.

    Tham khảo thêm các sản phẩm nhang sạch tại nhangxanh.com nhé.

    Tổng hợp
    Nguồn ảnh Internet

     

     

    Có thể bạn quan tâm
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...