HỖ TRỢ

Tổng hợp các mẫu văn khấn thổ công cho các dịp quan trọng

26/04/2021

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Xem nhanh

    Lễ nhập trạch (hay còn gọi là lễ dọn vào nhà mới) là một trong những nghi lễ cổ truyền quan trọng của người Việt. Nhập trạch có thể được thực hiện tại nhà mới tự xây cất hoặc nhà mới mua. Khi còn vào nhà mới, chủ nhà phải tuân thủ các quy định cổ truyền về chọn ngày giờ, đồ đạc, chuẩn bị cúng kiếng. Đặc biệt văn khấn về nhà mới là một phần không thể thiếu trong lễ nhập trạch. Vậy thế nào là văn khấn nhập lễ nhập trạch chuẩn và phù hợp nhất, cùng Nhang Xanh tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

    Vì sao cần đọc văn khấn nhập trạch?

    Theo phiên âm Hán Việt, chữ "nhập" có nghĩa là “vào”, chữ "trạch" có nghĩa là “nhà”. Do đó, lễ nhập trạch ở đây tức là "lễ dọn vào nhà mới". Nói một cách dễ hiểu, lễ nhập trạch cũng tương tự như việc “đăng ký hộ khẩu” với chính quyền của một nhà mới đến, điểm khác biệt là thủ tục này được thực hiện với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà này. Nguyên tắc này đã xuất hiện từ rất lâu đời và trở thành một nghi lễ cổ truyền quan trọng, được cha ông ta lưu truyền từ đời này sang đời khác.

    Người xưa có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh trấn giữ và cai quản. Vậy nên khi chuyển nhà đến một nơi ở mới, cần phải thực hiện thủ tục xin phép và trình báo rõ ràng, có như vậy cuộc sống gia đình mới được êm ấm. Bên cạnh ý nghĩa đó, việc cúng nhập trạch còn để thỉnh tổ tiên, thần tài - thổ địa từ đang thờ cúng tại nhà cũ đến nhà mới, mong cho bề trên tiếp tục phù hộ gia đình.

     

    van-khan-nhap-trach

     

    Vậy nên khi dọn về nhà mới chủ nhà phải tuân thủ các quy định cổ truyền là:

    • Chọn ngày giờ tốt, hợp với chủ nhà để dọn đến nhà mới.
    • Đồ đạc phải do người trong gia định tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.
    • Đối với bài vị cúng gia thần và tổ tiên, chủ nhà phải tự tay cầm đến nhà mới. Những người còn lại trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn được cho là thời điểm chuyển nhà tốt nhất. Gia chủ nên tránh chuyển nhà vào buổi tối.

    Sắm lễ:

    Mâm lễ dâng thần linh, gia tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả nấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà… 

    Khi vào nhà mới, gia chủ cần mang cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng vào đầu tiên, tiếp đến là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu). Tuyệt đối không mang bếp điện vì theo quan niệm dân gian,  bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa). Ngoài ra, gia chủ cũng cần đưa các vật dụng khác như: chổi quét nhà, gạo, nước…để làm lễ vật cúng thần linh xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới thờ phụng.

    Lễ vật được để lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với chủ nhà. Tự tay chủ nhà thắp hương vào một bát hương làm tạm thời. Thắp hương và khấn lễ thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp đó chủ nhà châm bếp và đun nước. Mục đích của việc đun nước là để khai bếp, pha trà dâng thần linh và gia tiên. Trong trường hợp lễ nhập trạch có khách, gia chủ có thể lấy nước đó để mời khách.

     

    van-khan-tho-cong-nhap-trach

    Cần lưu ý rằng nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt và chưa ở ngay thì gia chủ vẫn cần phải ngủ lại một đêm tại nhà mới.

     

    Sau khi khấn Thần linh xong, chủ nhà làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc. Sau khi dọn xong, để cầu xin bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và tổ tiên...

    Người đang có thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, gia chủ nên mua một cái chổi mới và để đích thân người đang mang thai quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển nhà. Sở dĩ phải làm như vậy là để không phạm tội với “Thần thai”. Ngoài ra, những người giúp gia chủ dọn nhà không được là người cầm tinh con hổ (cọp). Theo ông bà xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ. 

    Văn khấn nhập trạch

    Văn khấn lễ nhập trạch gồm 2 phần:

    • Văn khấn thần linh
    • Văn khấn cáo  yết gia tiên

    Bài 1: Bài văn khấn nhập trạch về nhà mới – Cúng Thần Linh

    Nam mô a di đà Phật!

    Nam mô a di đà Phật!

    Nam mô a di đà Phật!

     

    - Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

     

    - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

     

    - Con kính lạy Các ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

     

    Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

     

    Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

     

    Các vị Thần linh,

    Thông minh chính trực

    Giữ ngôi tam thai

    Nắm quyền tạo hoá

    Thể đức hiếu sinh

    Phù hộ dân lành

    Bảo vệ sinh linh

    Nêu cao chính đạo.

     

    Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……………………………………..…. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

     

    Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tín chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

     

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

     

    Cẩn cáo!

     

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

     

    Bài 2: Văn khấn nhập trạch – Cúng Gia Tiên

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Nam mô a di Đà Phật! 

     

    LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

     

    CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI……………………………... GIA TIÊN LINH.

     

    Hôm nay là ngày……..… tháng…..……. năm…….…….

     

    Gia đình chúng con mới dọn đến đây là (địa chỉ):…………………………………...……..

     

    Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

     

    Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

     

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

     

    Cẩn cáo!

     

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Trích Sách Văn Khấn Gia Tiên của Thúy Hồng - NXB Thời Đại

    Nguồn ảnh: Internet

    Có thể bạn quan tâm
    Khi thế giới biến động, ngành nghề nào đi lên?

    Khi thế giới biến động, ngành nghề nào đi lên?

    Với sự bất ổn kinh tế toàn cầu, nhu cầu về sự bình an nội tâm...
    Ngậm ngải tìm trầm: Từ đời sống đi vào thơ ca

    Ngậm ngải tìm trầm: Từ đời sống đi vào thơ ca

    Đã từng có một ca khúc từng được nhiều người xứ Quảng say mê vì tính...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Hành trình của trầm hương - từ rừng xanh đến không gian thiền tịnh

    Hành trình của trầm hương - từ rừng xanh đến không gian thiền tịnh

    Nếu như ngày xưa, trầm hương là một dạng sản vật quý hiếm của núi rừng thì ngày...
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...