HỖ TRỢ

5 đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

10/12/2020

Bày mâm ngũ quả ngày Tết nhớ tránh 5 đại kỵ sau để không gặp xui xẻo trong năm mới, mở cửa tài lộc, vạn sự hanh thông. 

Xem nhanh

    Mâm ngũ quả là một trong những hình ảnh gắn liền với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Không chỉ là tập quán quen thuộc, mâm ngũ quả còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh khác nhau theo vùng miền. Cùng tìm hiểu ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết và 5 đại kỵ cần tránh khi bày mâm ngũ quả trong bài viết bên dưới nhé.

    Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở Việt Nam

    Theo sách Văn hóa Tâm linh của người Việt do GS. TS Cao Ngọc Lân cùng NCS Cao Vũ Minh biên soạn, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình ngày Tết, ngoài bánh kẹo, không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả miền Bắc thường gồm có: nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Mâm ngũ quả miền Nam, dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. 

    unnamed-(3)

    Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Theo Wikipedia Tiếng Việt, Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ Phật Giáo, được nhắc đến trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) gắn liền với 5 loại trái cây màu sắc khác nhau. 5 màu sắc của quả trên mâm tượng trưng cho "ngũ thiện căn" theo quan niệm nhà Phật, gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). 

    5 đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

    Dù là mâm ngũ quả ở miền nào đi chăng nữa, khi bày mâm ngũ quả đều cần tuân theo các nguyên tắc về tâm linh và phong thủy. Dưới đây là 5 đại kỵ nhất định phải tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

    1. Không dùng hoa quả giả, đồ nhựa

    Việc chưng hoa quả giả lên bàn thờ được xem là hành động thiếu tôn trọng thần linh, tổ tiên, ông bà, dễ bị người trên quở trách, tiền tài tiêu tán.

    unnamed-(2)

    2. Tránh quả nặng mùi

    Các loại quả nặng mùi như sầu riêng, mít,... không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết. Nên chọn các loại quả có mùi thơm nhẹ nhàng giúp bàn thờ trang nghiêm, linh thiêng hơn. 

    3. Không chọn trái cây quá chín

    Khi chọn trái cây, không nên chọn trái đã chín hoặc quá chín, tránh gây thối, hỏng khi chưng trên bàn thờ. Trái cây dùng để thờ cúng cần tươi mới, sạch đẹp, bắt mắt, có thể chưng được lâu ngày. Để làm sạch trái cây, nên sử dụng khăn sạch mềm lau khô, không nên rửa dưới nước vì dễ gây hỏng, sớm bị héo hoặc thối.

    4. Không chưng quả có gai

    Các loại quả bày trên mâm ngũ quả không nên gai góc, như mít, sầu riêng… Theo niềm tin và quan niệm từ xưa nay, các quả gai góc là điềm gở báo hiệu sự chông gai, không thuận lợi… cần tránh trên bàn thờ gia tiên ngày đầu năm.

    a7bb7dfe61fb3b0e3f3ae8e0a96a775a-(1)

    5. Bày bánh kẹo, thực phẩm khác trên mâm ngũ quả

    Mâm ngũ quả cần có đủ ít nhất năm loại quả. Tùy theo quan niệm của từng vùng, các loại quả có thể khác nhau, như chuối, dừa, sung, mãng cầu, dưa hấu… Tuy nhiên, cần tránh đặt hoa, bánh kẹo hay các loại thực phẩm khác trên mâm ngũ quả vì sẽ bị hiểu nhầm là không hiểu ý nghĩa của mâm ngũ quả, trái với các yếu tố ngũ hành…  Bánh kẹo hoặc hoa nếu có chỉ nên để bên cạnh mâm ngũ quả.

    Xem ngay các sản phẩm được ưa chuộng tại NhangXanh.com

    Đặc trưng của mâm ngũ quả 3 miền Bắc, Trung, Nam

    Mâm ngũ quả miền Bắc

    Tết miền Bắc thường cúng gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành.

    Mâm ngũ quả miền Bắc thường gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy, gồm có: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các loại quả tượng trưng cho những yếu tố này bao gồm: quả phật thủ, bưởi, chuối, cam, quýt, hồng đỏ, đào, lê, măng cụt….

    Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường đặc trưng bởi nải chuối xanh đặt dưới cùng thay cho hình ảnh bàn tay nâng đỡ, thể hiện sự che chở, bao bọc. Quả Phật Thủ hay bưởi sẽ được đặt bên trên, giữa nải chuối cùng các loại quả khác xung quanh, cân đối, hài hòa.

    cach-bay-mam-ngu-qua-ngay-tet-1

    Mâm ngũ quả miền bắc có những quả gì?

    Mỗi vùng miền sẽ được đặc trưng bởi mỗi loại quả khác nhau, dưới đây là những loại quả thường gặp trên mâm ngũ quả miền Bắc:

    • Nải chuối xanh: đặt bên dưới cùng của mâm ngũ quả thể hiện cho sự che chở vạn vật. Màu xanh tượng trưng cho Mộc, sức sống, sự sung túc, bình an, gắn kết cho gia đình.
    • Quả Phật Thủ, tượng trưng cho phúc lộc, giàu sang phú quý, xua đuổi vận rủi. Biểu tượng của chữ Lộc, mong gia tiên, bề trên đem lại may mắn, trường thọ cho gia quyến.
    • Quả bưởi, cam, tượng trưng cho phúc lộc, viên mãn
    • Quả lựu, tượng trưng cho sự đông đúc, con đàn cháu đống. 

    Mâm ngũ quả miền Trung

    Ở miền Trung, mâm ngũ quả không đòi hỏi khắt khe về các loại quả, màu sắc hay cách bày biện. Mỗi gia đình tự lựa chọn loại quả phù hợp, mùa nào thức nấy, không câu nệ hình thức. Vì lẽ đó, mâm ngũ quả của mỗi gia đình thường khác nhau. Các loại quả thường xuất hiện trong mâm cúng của người miền Trung như: cam, quýt, mãng cầu, dứa, sung, chuối….

    unnamed-(4)

    Mâm ngũ quả miền Nam

    Mâm ngũ quả miền Nam thường đi kèm những lời mong cầu đầy ý nghĩa. Phổ biến nhất là mâm ngũ quả các quả mãng cầu, trái sung, dừa, đu đủ, xoài, khi đọc nhanh nghe tựa “Cầu sung vừa đủ xài”, mang nghĩa mong một năm mới sung túc, đủ đầu. 

    unnamed-(5)

    Lời kết

    Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng gắn liền với ngày lễ Tết của người Việt. Tuy có sự khác nhau theo vùng miền, nhưng nhìn chung mâm ngũ quả đều nhằm thể hiện sự thành kính hướng về thần linh, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc đủ đầy. Xem thêm bài viết Tâm linh - Thờ cúng

    Có thể bạn quan tâm
    MƯỢN PHẬT MỘT LÀN HƯƠNG, TĨNH TÂM TRỪ PHIỀN NÃO

    MƯỢN PHẬT MỘT LÀN HƯƠNG, TĨNH TÂM TRỪ PHIỀN NÃO

    Mùi hương thơm nồng đã lay động linh tính của tâm trí, để điều hòa hơi thở, thông...
    Lễ Vu Lan báo hiếu – ngày lễ mang tính nhân văn

    Lễ Vu Lan báo hiếu – ngày lễ mang tính nhân văn

    Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình...
    Đại lễ Phật đản 2020 có nhiều điểm mới

    Đại lễ Phật đản 2020 có nhiều điểm mới

    Đại lễ Phật đản PL.2564 diễn ra lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Giáo hội...