Xem nhanh
Ở Việt Nam - nơi nhang khói không chỉ là tín ngưỡng mà còn là một phần trong nhịp sống thường nhật - khói nhang hiện diện từ bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình, đến chùa chiền, đình miếu và cả trong những buổi khai trương, cúng lễ. Mùi hương ấy gợi về cội nguồn, tạo cảm giác thanh tịnh, và đôi khi là sự an ủi trong đời sống tinh thần. Thế nhưng, ẩn sau lớp khói mờ thơm thơm lan tỏa ấy là những hạt bụi mịn và hợp chất bay hơi có thể tác động âm thầm nhưng dai dẳng đến hệ hô hấp, đặc biệt là với nhu cầu sử dụng nhang hóa chất - nhang cuốn tàn khiến cho sức khỏe của người bị xoang gặp ảnh hưởng.
Bệnh viêm xoang, một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến, đang có xu hướng gia tăng không chỉ ở đô thị mà còn cả vùng nông thôn – nơi không khí tưởng chừng như trong lành hơn. Bên cạnh các nguyên nhân quen thuộc như thời tiết, ô nhiễm, hay dị ứng thời tiết, một yếu tố ít được nhắc đến nhưng hiện hữu mỗi ngày chính là khói nhang – một loại “ô nhiễm trong nhà” (indoor pollution) mà rất ít người để tâm.
Bài viết này của Nhang Xanh nhằm đưa ra góc nhìn toàn diện, kết hợp giữa tri thức y khoa và thói quen văn hóa, để lý giải mối liên hệ giữa khói nhang và bệnh xoang. Từ đó, giúp quý độc giả nhận thức đúng và điều chỉnh cách sử dụng nhang một cách an toàn hơn, để bảo vệ sức khỏe mà vẫn giữ gìn được bản sắc truyền thống.
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc lót trong các hốc xoang (trán, má, giữa hai mắt…) bị viêm và tắc nghẽn, khiến dịch ứ đọng gây đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch, mệt mỏi kéo dài. Bệnh được chia thành (1):
Viêm xoang không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sống và sức khỏe hô hấp lâu dài.
Các nguyên nhân phổ biến của bệnh xoang gồm (2):
Trong đó, khói nhang là yếu tố thường bị xem nhẹ nhưng lại hiện diện hằng ngày, đặc biệt là do “nhu cầu” thắp nhang tẩm hóa chất để cuốn tàn hiện nay. Điều này cộng hưởng với yếu tố không gian kín càng tăng thêm nguy cơ rủi ro sức khỏe với những người viêm xoang.