HỖ TRỢ

Ăn gì để giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ?

25/08/2020

Tết “giết sâu bọ” - một tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ, từ lâu đã trở thành truyền thống và phong tục thú vị của người Việt. Hằng năm, cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhà nhà lại rộn ràng chuẩn bị đồ ăn, bánh trái để “giết sâu”. Vậy bạn có biết từ Nam ra Bắc người ta thường cúng và ăn món gì trong ngày này không?

Xem nhanh

    1. Tết Đoan Ngọ là gì?

     

    Ý nghĩa ngày tết đoan ngọ


    Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương.
    Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
    Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.
    Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.
    Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
    Người Trung Hoa còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan ngũ nữa.
    Theo sách "Tuế thời lạp ký" thì Trùng Ngũ là hai số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng Năm. Ngoài ra xưa kia ở kinh kỳ, người ta gọi ngày mồng 1 tháng năm là Đoan Nhất, ngày mồng 2 là Đoan Nhị, ngày mồng 3 là Đoan Tam, ngày mồng 4 là Đoan Tứ và ngày mồng 5 là Đoan Ngũ.

     

    2. Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

     

    Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

     

    Mâm cúng và bài văn khấn Tết Đoan ngọ truyền thống Việt Nam


    Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
    Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
    Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
    Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

     

     

    3. Các món ăn ngày tết đoan ngọ

    1. Cơm rượu nếp

    Không biết từ bao giờ mà món cơm rượu nếp lại trở thành món đặc trưng có thể tiêu diệt được sâu bọ và phổ biến ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

    Người xưa cho rằng các loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt, nóng có khả năng tiêu diệt được những loại giun, sán, ký sinh trùng, vi khuẩn... trong cơ thể. Và cơm rượu nếp chính là món ăn hội tụ tất cả những yếu tố đó, kèm theo mùi thơm nồng đặc trưng của gạo nếp lên men, khiến cho “sâu bọ” bị “say” và tiêu diệt.
    Tuy nhiên, đối với những ai có “tửu lượng” kém thì không nên ăn nhiều cơm rượu nếp, kẻo bị say đấy nhé!

    2. Các món ăn từ thịt vịt

    Vào những ngày này, các khu chợ ở miền Bắc và miền Trung trở nên rộn ràng hơn với cảnh mua bán vịt, đây chính là thời điểm vịt vào mùa, thịt béo hơn và thơm ngon hơn.
    Vì thế nhiều món ăn từ thịt vịt được chế biến trong bữa cơm gia đình, trong đó phổ biến là món tiết canh vịt, bún măng vịt, thịt vịt quay, hay vịt làm gỏi, nấu cháo... Tất cả đều hấp dẫn và tươi ngon.

    3. Bánh tro, bánh ú

    Bánh tro có nhiều tên gọi khác nhau như bánh gio, bánh âm, bánh ú... với nhiều biến thể và hình dáng khác nhau, là món ăn không thể thiếu của người miền Nam và Nam Trung Bộ trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

    Người ta quan niệm, ăn bánh tro vào ngày này thì bệnh tật trong người sẽ được tiêu tan, cây cối, hoa màu sẽ bị tiêu diệt hết sâu bọ. Vì mùa hè nóng bức, dễ sinh bệnh, ăn các món ăn có tính thiên nhiên, thực vật, dễ tiêu sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đặc trưng nhất chính là chiếc bánh tro được làm từ gạo nếp ngon, gói trong lá chuối tươi và nấu bằng củi cây khô, rơm rạ...

    4. Hoa quả theo mùa

    Tháng 5 là tháng các loại hoa quả, trái cây bắt đầu vào mùa chín rộ. Người nông dân quan niệm trái chín phải thu hoạch đúng thời điểm và thu hoạch nhanh để tránh khi hái dở dang sẽ bị dơi, sâu bọ, chim chóc kéo đến ăn hết.

    Mùa này đi khắp chợ, các sạp trái cây, đâu đâu cũng thấy rất nhiều mận, đào, vải thiều, mít, xoài, chôm chôm... Nếu thiếu đi những thức ngon này thì ngày Tết Đoan Ngọ sẽ thiếu đi nhiều ý nghĩa. 

    5. Các loại xôi chè

    Xôi chè có thể ăn quanh năm, nhưng vào ngày “giết sâu bọ”, tùy mỗi vùng miền sẽ ăn các món đặc trưng khác nhau như miền Bắc ăn chè đậu xanh, chè mật gạo nếp, miền Trung ăn chè kê, chè hạt sen, người miền Nam thì ăn chè trôi nước...
    Các món ăn sẽ được đem cúng tổ tiên và sau đó cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn vui vẻ.
    Xem thêm: Cách nấu các món chè ngon

    6. Tục lệ “tắm tiên”

    Ngoài việc nấu nướng và ăn các món ăn truyền thống, một số khu vực ven biển, sông suối ở miền Bắc còn có tục lệ “tắm tiên” – tắm nước tiên vào sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5, lúc mà mặt trời còn chưa mọc, không khí mát lạnh và trong lành nhất.

    Mỗi gia đình từ già đến trẻ, bố mẹ, con cái đều cùng nhau ra biển, sông, suối để tắm với mong muốn trị được các bệnh ngoài da, dị ứng, gột rửa hết những đều xui xẻo và và cầu mong may mắn cho cả gia đình.

    Trên đây là những thông tin có thể sẽ hữu ích cho các bạn, để các bạn có thể hiểu hơn về ngày Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 âm lịch. Mong rằng các bạn sẽ có những ngày Tết giữa năm thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân.

    Tham khảo các sản phẩm nhang sạch tại nhangxanh.com nhé.

    Tổng hợp
    Nguồn ảnh Internet

     

    Có thể bạn quan tâm
    Văn khấn giải hạn Tam tai

    Văn khấn giải hạn Tam tai

    Sắm sửa, chuẩn bị lễ vật cúng giải hạn Tam tai đã trở thành một tập tục lâu đời của...
    Tổng hợp văn khấn Tất niên ngày 30 Tết

    Tổng hợp văn khấn Tất niên ngày 30 Tết

    Tổng hợp các bài văn khấn Tất Niên đầy đủ. 
    Tổng hợp văn khấn rằm tháng giêng đầy đủ nhất

    Tổng hợp văn khấn rằm tháng giêng đầy đủ nhất

    Tổng hợp những bài văn khấn Rằm tháng giêng đầy đủ, chính xác nhất, chuẩn theo "Văn khấn cổ truyền...
    Văn khấn ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

    Văn khấn ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

    Văn khấn thần tài mùng 10 tháng Giêng đầy đủ, chính xác nhất, cầu mong một năm mới làm ăn...
    Tổng hợp bài văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất

    Tổng hợp bài văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất

    Rằm tháng Bảy (Lễ Vu Lan) và Rằm tháng Tư (Lễ Phật Đản) là đại lễ, gia chủ cần chuẩn...
    Văn khấn cúng giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ, chồng con

    Văn khấn cúng giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ, chồng con

    Phong tục cổ truyền của người Việt luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ tiên. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu...