Cứ mỗi tháng 5 âm lịch, người người nhà nhà lại nô nức tổ chức Tết Đoan Ngọ với nhiều hoạt động ý nghĩa. Mỗi một hoạt động mang một ý nghĩa quan trọng về văn hóa. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Xem nhanh
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ… rơi vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Cũng vì vậy mà tại nhiều nơi, Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết nửa năm. Tại các quốc gia phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tết Đoan Ngọ được xem như một ngày Tết truyền thống và được gìn giữ lâu đời qua nhiều thế hệ.
Với nếp sống thuần nông, từ lâu người Việt đã tổ chức Tết Đoan Ngọ như một cách để tạ ơn trời đất, tổ tiên sau vụ mùa bội thu. Chữ “Đoan” nghĩa là “bắt đầu” còn “Ngọ” tức là “giờ Ngọ” - thời điểm mà Tết Đoan Ngọ diễn ra. Chính Ngọ (11 giờ - 13 giờ trưa) là lúc nóng nhất trong một ngày, cộng thêm việc diễn ra vào giữa năm nên Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa ám chỉ “bắt đầu vào mùa hè - chuỗi ngày nóng nực nhất năm”.
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tại sao gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ? Có nhiều truyền thuyết kể rằng ngày trước nạn sâu bọ oanh tạc mùa màng khiến những người nông dân phải lao đao. Khi đó, có một ông lão tên là Đôi Truân đã đứng ra lập đàn cúng khiến lũ sâu bọ té ngã rồi đi mất. Từ đó, cứ đến ngày mồng 5 âm lịch, dân chúng lại làm tương tự như ông lão để tránh gặp nạn sâu bọ phá hoại.
Một truyền thuyết khác tại Trung Quốc về Tết Đoan Ngọ đó là tưởng nhớ Khuất Nguyên. Ông là một vị trung thần, nhà văn hóa lỗi lạc của Trung Quốc. Vì sinh nhầm thời, lại bị kẻ gian hãm hại nên ông đã tự vẫn vào đúng ngày 5 tháng 5. Dân chúng quý mến ông liền chèo thuyền ra sông vớt xác nhưng không tìm thấy. Khi đó, họ bèn đổ gạo xuống sông để mong tôm cá không chạm đến xác Khuất Nguyên. Sau này cứ đến mồng 5 tháng Năm âm lịch, dân chúng lại làm cỗ cúng linh đình trên bờ sông, nhất là sông Mịch La (nơi Khuất Nguyên tự vẫn), dùng lá bọc gạo nếp bằng chỉ ngũ sắc rồi ném xuống dòng nước để tưởng nhớ ông.
Là một ngày Tết truyền thống được người Việt tổ chức hàng năm, mỗi dịp Tết Đoan Dương sẽ diễn ra nhiều hoạt động mang ý nghĩa quan trọng về văn hóa
7 hoạt động ý nghĩa trong ngày Tết Đoan Ngọ
Đặc trưng của nền nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhiều người người tin rằng cây cối cũng có linh hồn. Vì vậy, các loại cây được trồng lâu nhưng không kết quả hoặc kết quả không nhiều cần phải được “tra khảo” để cây sai quả hơn.
Nghi thức khảo cây (đánh cây) thường được thực hiện như sau: Vào giờ Ngọ, một người lớn tuổi sẽ trèo lên cây, đóng vai cái cây và bị người ở phía dưới “tra khảo”. Người ở dưới cây sẽ cầm dao, rựa gõ vào gốc cây rồi đưa ra các câu vấn đáp, ví dụ: “Tại sao mấy năm nay không đơm hoa? Mùa sau có ra nhiều quả không?”. Sau đó, người ở trên cây sẽ giả vờ như run sợ, van xin sắp tới cây sẽ cho nhiều quả.
Ngày nay, nông nghiệp đã bớt phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu bên ngoài, người dân dân chỉ thực hiện tục khảo cây ở một số vùng nông thôn nhất định.
Theo quan niệm dân gian, 12 giờ trưa (Chính Ngọ) là thời điểm dương khí thịnh nhất. Do đó, những cây lá thuốc được hái vào thời điểm này cũng đạt chất lượng tốt nhất.
Vào dịp Tết Đoan Dương, người dân thường hái các loại lá thuốc thiên về chữa bệnh ngoài da, dạ dày… rồi đem đi tắm/xông người.
Cây mùi (cây lá mùi) được cho là có hiệu quả chữa bệnh cảm mạo, trúng gió cũng như tốt cho sức khỏe. Do đó, tục truyền dịp Tết Đoan Ngọ, xông tắm nước lá mùi sẽ giúp cơ thể thư giãn tinh thần, giải trừ những bệnh kể trên.
Theo Đông y, thịt vịt mang tính hàn, do đó ăn thịt vịt vào dịp thời tiết chuyển nóng như dịp Đoan Ngọ sẽ khiến cơ thể thanh mát, cân bằng nhiệt tốt hơn.
Ngoài ra, tháng 5 âm lịch là lúc vịt đã vào mùa nên thịt sẽ béo và ngon hơn nhiều. Người Việt thường chế biến vịt luộc, quay… trong mâm cỗ cúng Tết.
Giao mùa là thời điểm sâu bọ hoành hành dữ dội nhất trong năm. Người xưa quan niệm ăn trái cây đầu mùa, nhất là các loại có vị chua chát: mận, vải, dứa… sẽ giúp diệt “sâu bọ” có trong người.
Thực tế thì trong cơ thể không thể nào có sâu bọ được, nhưng các loại trái cây này là nguồn bổ sung vitamin C hiệu quả, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống chọi với khoảng thời gian giao mùa dễ sinh bệnh.
Bánh ú tro hay nhiều nơi còn gọi là bánh gio là thức ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết Đoan Ngọ. Bánh ú tro được làm từ gạo nếp và nước tro, bên trong là nhân đậu xanh. Tuy được làm từ gạo nếp nhưng bánh u tro có tính mát và dễ tiêu nên được dùng như một loại thức ăn trung hòa các loại thực phẩm khó tiêu.
Còn gì tuyệt bằng việc cả gia đình sum vầy gói bánh ú, bày biện mâm cỗ Tết Đoan Ngọ
Cùng với bánh ú, cơm rượu nếp được xem như linh hồn của Tết Đoan Ngọ. Có hai loại cơm rượu thường xuất hiện trong dịp này là: cơm gạo nếp cái hoa vàng và cơm gạo nếp cẩm.
Cơm gạo nếp được nấu lên men cùng rượu mang vị ngọt, giúp giảm suy nhược cơ thể, trị ra mồ hôi trộm. Người xưa cũng cho rằng rượu nếp có thể trị được những mầm bệnh trong cơ thể nên việc ăn cơm rượu giúp sức khỏe luôn dồi dào, tránh xa bệnh tật.
Ngoài những hoạt động ý nghĩa kể trên, vào dịp Tết diệt sâu bọ người ta thường kiêng kỵ một số điều để tránh rước xui xẻo, tà khí.
5 điều cần kiêng kỵ trong dịp Tết Đoan Ngọ
Qua bài viết “Những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ liệu bạn đã biết?”, Nhang Xanh hy vọng quý độc giả đã có thêm kiến thức về ngày Tết truyền thống của dân tộc. Tiếp nối các thế hệ đi trước, chúng ta cần lưu giữ, phát huy những nét đẹp của Tết Đoan Ngọ để tô điểm cho văn hóa dân tộc thêm phần đa dạng, đậm đà.