HỖ TRỢ

Có nên tùy tiện rút chân nhang?

02/07/2024

Có rất nhiều quan niệm đúng sai trong việc nên hay không nên rút tỉa chân nhang (chân hương) khiến cho chúng ta bị bối rối và không biết nên tin vào đâu. Vậy giữa truyền thống và hiện đại, đâu là điều mà chúng ta cần nắm để việc thờ cúng được chỉn chu nhất.

Xem nhanh

    Người xưa rút chân nhang khi nào?

     

    Thắp nhang là một phong tục linh thiêng mà không chỉ người Việt mà rất nhiều dân tộc khác trên thế giới thực hiện. Và dĩ nhiên, đến một thời điểm, nhang trên lư hương sẽ đầy và không có chỗ để thắp nữa. Lúc này, việc tiếp tục thắp nhang sẽ dẫn đến mất thẩm mỹ hoặc thậm chí là an toàn vì tàn nhang có thể bám vào chân nhang dày đặc mà bắt lửa. Vì vậy nên từ xưa, người ta đã có tục rút chân nhang.

     

    Thế nhưng, họ không làm việc này tùy tiện mà thường chọn ngày để thực hiện. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam thì vào những ngày cuối năm, bắt đầu từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp, mọi người có thể rút chân nhang trên bàn thờ trong lúc dọn dẹp. Đây là một dịp trọng đại nên vào những ngày này, người Việt thường sử dụng văn khấn để tránh làm ảnh hưởng đến bề trên cũng như là một quy tắc giúp việc chăm lo hương khói trở nên trang nghiêm hơn.

     

    unnamed-(1)

    Ngày nay rút chân nhang ra sao?

     

    Trong cuộc sống hiện đại, việc chúng ta duy trì thói quen thắp nhang, hương từ cha ông truyền lại là một điều hết sức quý giá. Song, với số lượng nhang thắp trên bàn thờ như hiện nay thì không cần đến cuối năm thì bát hương của rất nhiều nhà đã chật ních rồi.

     

    Vậy nên, rất nhiều gia đình muốn rút chân nhang sớm hơn để tiện dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực bàn thờ, vừa phù hợp thẩm mỹ mà cũng vừa để tránh có vấn đề phát sinh đến hỏa hoạn khi thắp nhang.

     

    Thế nhưng, khi nghĩ đến những điều mà ông bà ta truyền lại rằng: ”Chỉ nên rút chân nhang vào dịp cuối năm” thì nhiều người lo sợ việc vệ sinh của mình ảnh hưởng tới bề trên. Tuy nhiên, chúng ta không cần lo lắng bởi nhiều chuyên gia và các nhà nghiên cứu Phật giáo đều ủng hộ việc làm cần thiết này.

     

    Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết thêm: “Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi cho rằng nếu trong năm chân hương quá um tùm chúng ta hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tỉa bớt”. 

     

    Ông cũng cho biết thêm rằng điều này giúp tránh hỏa hoạn khi thắp hương. Hơn nữa, chỉnh trang lại bát nhang đẹp đẽ để tỏ lòng thành với tiên tổ cũng là điều nên làm. Trong trường hợp không quá nhiều chân hương thì có thể làm vào dịp cuối năm theo lệ cũ phép xưa.

     

    thap-nhang

    Tỉa chân hương như thế nào mới đúng cách?

     

    Thường trong một gia đình sẽ có từ hai đến ba bàn thờ: Bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài và bàn thờ ông Công ông Táo đều phải tỉa chân hương. Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt (công ty Phong Thuỷ Việt Nam) thì trước khi rút chân hương, người làm nên chọn một ngày tốt. Sau đó thắp hương xin phép trước khi lau dọn (sái tịnh) bàn thờ, xin thần linh, tổ tiên, gia tiên và xin Chư Phật được phép lau dọn bàn thờ. Quy cách có thể tham khảo như sau:

     

    Sau khi lau dọn bàn thờ cẩn thận, chúng ta tỉa hết chân hương bẩn đi rồi lau chùi bát hương sạch sẽ bằng nước sạch, có thể dùng nước thơm (hoa hồng, dược liệu và trầm) nếu có điều kiện. Tùy vào điều kiện, có thể cắm chân hương cũ vào nhưng lưu ý một điều quan trọng - đó là tránh làm xê dịch bát hương.

     

    ava-lau-don-ban-tho-bao-sai-truoc-tet-quy-mao-2023-02-1672927309

     

    Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe, bởi các cây non rất dễ bị chết). Tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

     

    Nhang Xanh - Khởi sự an lành!

     

    -----

     

    - Hotline: 1800 888 980
    - Cửa hàng 1: 290 Điện Biên Phủ, P. 17, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
    - Cửa hàng 2: 64 Hoa Cúc, P. 07, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

    Có thể bạn quan tâm
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...