HỖ TRỢ

Đại lễ Phật đản 2020 có nhiều điểm mới

25/08/2020

Đại lễ Phật đản PL.2564 diễn ra lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni và phật tử... về những điểm mới cần biết.Đại lễ Phật đản PL.2564 diễn ra lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni và phật tử... về những điểm mới cần biết.

Xem nhanh

    Tại thông tư hướng dẫn về Đại lễ Phật đản PL.2564 năm nay của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), do Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký GHPGVN ký, yêu cầu: Tổ chức Phật đản tại nơi trang nghiêm ở tư gia, không tập trung nhiều gia đình, không tổ chức đông người. Kết nối trực tuyến online với các chùa, cơ sở tự viện, trụ sở GHPGVN các cấp để bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật và cầu nguyện bình an.

     

     


    Việc cử hành Đại lễ Phật đản với thành phần không quá 20 vị, yêu cầu các đại biểu tham dự lễ phải theo dõi y tế, thân nhiệt, sức khỏe trước ngày diễn ra đại lễ 2 tuần; phối hợp với cán bộ y tế địa phương (phường, xã) tiến hành đo thân nhiệt, kiểm tra y tế trước khi diễn ra đại lễ; giữ khoảng cách 2m, thường xuyên đeo khẩu trang và bố trí nước sát khuẩn.

     


    Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN các cấp: Trang trí tôn nghiêm, treo cờ (quốc kỳ và đạo kỳ), phan, phướn, lồng đèn, thiết lập Bồn tắm Phật đản sinh (hoặc vườn Lâm Tỳ Ni), biểu ngữ kính mừng Phật đản... tại văn phòng Ban Trị sự. GHPGVN cũng yêu cầu các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước thành kính kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh trang nghiêm, tôn kính Đức Từ Phụ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni theo nghi thức tắm Phật truyền thống tại các cơ sở tự viện, tại tư gia; không tổ chức lễ đài tập trung, không tổ chức rước xe hoa, không tổ chức các chương trình nghệ thuật chào mừng và tất cả các hình thức tập trung đông người.


    Đúng 6 giờ ngày 15.4 âm lịch năm Canh Tý (tức ngày 7.5.2020), tất cả trụ sở các Ban Trị sự GHPGVN các cấp và tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước đồng loạt cử ba hồi chuông trống Bát nhã, tụng nghi thức Khánh đản và Kinh Chuyển pháp luân để kính mừng Phật đản PL.2564 và cầu nguyện cho dịch Covid -19 được tiêu trừ; cầu nguyện quốc thái dân an, sớm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
    Sau đó, chính thức cử hành Đại lễ Phật đản tại trụ sở Trung ương GHPGVN với thành phần tham dự gồm lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự (không quá 20 vị), truyền trực tuyến (livestream) trên internet thông qua dịch vụ của mạng xã hội và website: YouTube, Facebook, Zalo, Phatsuonline... và trực tiếp trên kênh truyền hình An Viên (An Viên TV phát trên VTV Cab, AVG, SCTV, VTVcab ON, Onme).


    Thông tư của Hội đồng trị sự cũng yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện tiếp tục thực hiện cấm túc tụng kinh kính mừng Phật đản và cầu an cho đại dịch chấm dứt; chấp hành nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ; khuyến khích các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni có điều kiện tổ chức trực tuyến online lễ kính mừng Phật đản kết nối với cộng đồng phật tử.
    Thời gian tổ chức đại lễ Phật đản từ ngày 8 -15.4 âm lịch (tức từ 30.4 – 7.5.2020), chính lễ Phật đản đúng ngày 15.4 âm lịch (7.5.2020).

     

    Có thể bạn quan tâm
    5 đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

    5 đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

    Bày mâm ngũ quả ngày Tết nhớ tránh 5 đại kỵ sau để không gặp xui xẻo trong năm mới,...
    MƯỢN PHẬT MỘT LÀN HƯƠNG, TĨNH TÂM TRỪ PHIỀN NÃO

    MƯỢN PHẬT MỘT LÀN HƯƠNG, TĨNH TÂM TRỪ PHIỀN NÃO

    Mùi hương thơm nồng đã lay động linh tính của tâm trí, để điều hòa hơi thở, thông...
    Lễ Vu Lan báo hiếu – ngày lễ mang tính nhân văn

    Lễ Vu Lan báo hiếu – ngày lễ mang tính nhân văn

    Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình...
    Nguyên tắc cơ bản để phân biệt loại hương tốt

    Nguyên tắc cơ bản để phân biệt loại hương tốt

    Ý nghĩa của hương trong Phật giáo Trung Quốc, có thể đề cập đến từ hai cấp độ là tu...
    Nghi thức tắm Phật

    Nghi thức tắm Phật

    Nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni.
    ĐẢN SINH CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA

    ĐẢN SINH CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA

    Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở...