HỖ TRỢ

Đức Phật đản sanh và ý nghĩa lễ tắm Phật

25/08/2020

Đức Phật ra đời thì ngoài niềm vui riêng của gia đình gồm vua Tịnh Phạn, hoàng hậu Ma Da và gia tộc hoàng gia dòng họ Thích, nhưng lớn hơn cũng là niềm vui chung của toàn thể chư thiên Đế Thích các tầng trời cùng loài người. Có rất nhiều chuyện nói về việc Đức Phật ra đời. Và điểm chung của các kinh là khi Đức Phật ra đời có hai dòng nước ấm và mát từ trên trời tưới xuống Đức Phật.

Xem nhanh

     

     

    Hai dòng nước có ý nghĩa đạo pháp không phân hai, nhất tâm quy bổn thể. Ấm mát là hai thể mà hợp lại thành một; cũng vậy giáo pháp của Đức Phật là Trung đạo, dung hòa tất cả, một là tất cả và tất cả là một - ý nói bổn thể tự tánh chân tâm.

    Khi khởi động niệm thì tạo nhiều nghiệp khác nhau, nếu tất cả đều không khởi không chấp vọng niệm thì quy về bổn tâm thanh tịnh, bản tánh diệu dụng.

    Ngoài ra hai dòng nước ấm mát từ chư thiên tưới xuống Đức Phật là nước ấm thể hiện tình thương, một tình thương ấm áp mà Đức Phật dành cho tất cả trời người không phân biệt. Hai là dòng nước mát thể hiện giáo pháp của Đức Phật thấm nhuần như cơn mưa giữa mùa hạ làm mát tất cả sự nóng hạn khát bức mà chúng sanh đang phải chịu do vô minh tạo nghiệp, nghiệp dẫn tới quả thì phải chịu quả báo.

    Mưa pháp Đức Phật làm cho cây Tâm của chúng sanh đang héo khô được hấp thụ nảy nở tươi tốt, đem lại an lạc cho thân tâm người được thọ nhận giáo lý, thực hành đạo pháp.

    Khi tắm Phật, không những là nhớ ngày Phật đản sanh, mà khi tắm Phật thì phải nhận thức là tẩy rửa bụi trần nơi tự tánh, tâm an nhiên tĩnh lặng nơi đạo pháp. Dòng nước xóa đi sự nhơ nhớp của tâm tham-sân-si, ngã mạn, tà kiến.

    Dòng nước làm mát thân tâm là nhớ lời dạy của Đức Phật, hành trì thì sẽ nhận được dòng nước mát mẻ an vui hạnh phúc.

    Khi đem trải lòng mình ra tất cả thì tình thương yêu của mình đối với mọi người như "dòng nước ấm" sẽ sưởi ấm tâm hồn cô đơn buồn khổ của mọi người xung quanh, ấm áp lòng cô quạnh giữa kiếp sống vô thường của nhân sinh.

    Lễ tắm Phật nhắc người tu hành quay lại chính mình - "phản quan tự kỷ" mà tu tập trong tâm. Giác ngộ mình có bổn tâm thanh tịnh, bản tánh chân như, Phật tánh trong mình thì đó là "Phật đản sinh trong tâm", và tắm cho Đức Phật tâm của chính mình là gột rửa những gì không tốt bởi ý niệm, thân hành, khẩu xuất vọng động, còn bám chấp trần lao.

    Tinh tấn tu tập là "tắm vị Phật tâm mình hằng ngày" ngõ hầu làm cho tâm trong sạch, tâm an định từ đó sống thật với bổn tâm thanh tịnh, Phật tánh của mình.
    Bài viết: "Đức Phật đản sanh và ý nghĩa lễ tắm Phật"
    Theo Quang Minh - Vườn hoa Phật giáo

     

    Có thể bạn quan tâm
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...