HỖ TRỢ

Hoành phi, câu đối và liễn thờ có gì khác biệt?

10/07/2024

Từ xưa các cụ ta đã có câu: “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ gỗ”. Theo đó thú chơi chữ được đề cao đến mức tôn thờ và tạo ra những phương cách biểu đạt khác nhau. Mà tiêu biểu nhất của cách trưng bày này chính là mang nó đến với khu vực thờ cúng linh thiêng qua hoành phi, câu đối và liễn thờ… Vậy những thứ này là gì và khác nhau như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với Nhang Xanh qua bài viết dưới đây.

Xem nhanh

    Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã mất. Trên bàn thờ thường được bài trí các bộ đồ thờ cúng như là ngai thờ, khám thờ, bát hương, đỉnh đồng cây nến lọ hoa…và đặc biệt ở trong các di tích đình, chùa đền miếu, từ đường hoặc ở nhà con trưởng, thường được treo những hoành phi, câu đối, hoặc liễn thư với nhiều mẫu mã khác nhau.

     

    Tổng hợp bộ Hoành - Đối - Liễn được trưng bày trên khu vực linh thiên này nhằm truyền đạt lại những lời răn dạy con cháu, những giá trị đạo đức truyền thống, lời ca ngợi, ca tụng truyền thống tốt đẹp của ông cha và những mong muốn, cầu mong sự an lạc, hoan hỷ cho con cháu trong gia tộc.

     

    Bức hoành phi là gì?

     

    Hoành nghĩa là ngang (1), phi nghĩa là phô bày (2).

     

    Vậy nên, hoành phi là tấm biển gỗ có hình chữ Nhật được trưng bày ngang và treo trên cao, bên ngoài các gian thờ tại đình chùa, gia tiên từ đường. Trên bức hoành phi được khắc 3-4 chữ đại tự. Bức Hoành phi được treo cao nhất tại không gian thờ cúng hơi nghiêng về phía trước để người nhìn dễ quan sát và tạo sự cân đối. 

     

    Việc treo một, hai hoặc ba bức Hoành phi tại không gian thờ là tùy thuộc vào từng gia đình và khu vực thờ cúng. Ví dụ: Ở nhà thờ họ, thờ tổ hoặc đền chùa thì có thể dùng tới hai, ba bức hoành phi trong cùng một không gian.

     

    Hoành phi có nhiều loại, nhiều dạng như: Dạng hình chữ nhật, hình cuộn thư, chân thư cổ, dạng chiếc khăn, dạng hình ô van. Trong đó cuộn thư phổ biến hơn, nó được viết mô phỏng như một cuốn sách được trải ra giống như một cuốn thư cổ của Trung Quốc mà ta thường thấy trong các bộ phim cổ trang. Hai bên cuốn thư là một bên cây bút một bên thanh kiếm tượng trưng cho kiến thức và sức mạnh, thêm nhiều họa tiết rồng, phượng tạo lên vẻ đẹp truyền thống trang trọng (3).

     

     

     Một số câu được sử dụng phổ biến trên hoành phi như:

    • Phụng Tổ Đường (phụng thờ tiên tổ)
    • Mộc Bản Thủy Nguyên (cây có gốc, nước có nguồn)
    • Vạn Cổ Anh Linh (muôn thuở linh thiêng)
    • Ẩm Hà Tư Nguyên (uống nước nhớ nguồn)
    • Quang Tiền Thùy Hậu (gương sáng người trước, để phúc người sau)
    • Tổ Củng Tôn Bồn (Tổ tiên gây dựng, con cháu đắp bồi)

     

    Câu đối thờ là gì?

     

    Câu đối được liệt vào một thể loại mang tính biền ngẫu, dùng thể thức đối đôi mà biểu hiện ý nghĩa, tư tưởng. Chữ đối (對) ở đây có ý nghĩa đối lập, thành đôi (4). Câu đối được người Trung Quốc gọi là Đối liên (對聯), dùng để chỉ một dạng sơ khởi của nó là đào phù tức bùa gỗ đào(桃符). Còn được người xưa gọi là Doanh thiếp, Doanh liên.

     

    Câu đối là một thể loại văn học của Việt Nam gồm hai vế đối nhau biểu thị ý nghĩa ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Đôi câu đối thờ được làm từ gỗ,phủ sơn ta, sơn vecni hoặc sơn son thếp vàng thếp bạc theo yêu cầu của gia chủ. Câu đối thường được sử dụng vào những sự kiện quan trọng, trở thành món lễ vật quà tặng trong những dịp quan trọng như vinh quy bái tổ, mừng thọ, mừng tân gia, mừng khai trương cửa hàng…

     

     

    Ví dụ, giai thoại kể về cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Có anh hàng xóm bán thịt lợn, tết đến xin cụ đôi câu đối treo ở cửa hàng để lấy may, cụ bèn lấy bút ra viết tặng:

     

    “Tứ thời bát tiết, canh chung thủy

    Ngạn liễu đôi bầu, dục điểm trang” 

     

    Hiểu nôm na theo nghĩa Hán tự: bốn mùa tám tiết đi rồi trở lại. Dặm liễu, đám bồ muốn điểm trang (khoe sắc). Vòng tuần hoàn đất trời, xuân đi rồi xuân lại đến làm vạn vật bừng sáng, khai sinh sức sống mới tinh khôi sau những ngày đông giá. Lòng người vụt dậy niềm lạc quan năm mới, vận hội mới, hân hoan chúc tụng nhau mọi điều tốt lành. Điều thú vị trong câu đối của cụ là không những câu đối viết hay, vế đối rất chỉnh mà trong câu còn có hai từ: “Bát tiết canh, Đôi bầu dục”, rất hợp với quán thịt của anh hàng xóm (5).

     

    Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến - Kỳ tài đối thơ

    Khái niệm về Liễn Thờ

     

    Cũng giống như Hoành phi và Câu đối thờ, Liễn thờ được làm từ gỗ, sơn son thếp vàng, thếp bạc. Liễn thờ có thể treo riêng hoặc treo chung đồng bộ với Hoành phi – Câu đối thờ. Thông thường Hoành phi, Câu đối và Liễn thờ được đặt đóng thành một bộ Hoành - Đối - Liễn cùng có tính chất chung từ chất liệu, kích thước, họa tiết hoa văn cổ và câu chữ chạm khắc.

     

    Tổng hợp bộ Hoành - Đối - Liễn được trưng bày ngoài việc dùng để trang trí, chúng còn có ý nghĩa khác thể hiện những lời răn dạy con cháu, những giá trị đạo đức truyền thống, lời ca ngợi, ca tụng truyền thống của tổ tông dòng họ và những mong muốn, cầu mong sự an lạc, hạnh phúc và hoan hỷ cho những người con của cả dòng họ.

     

    Mục lục:

    • (1), (2): Từ điển Hán Nôm thivien.
    • (3): Nguồn bảo tàng Hà Nội
    • (4): Từ điển Hán Nôm thivien
    • (5): Nguồn bảo tàng Hà Nội

    Nhang Xanh - Khởi sự an lành!

     

    - Hotline: 1800 888 980
    - Cửa hàng 1: 290 Điện Biên Phủ, P. 17, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
    - Cửa hàng 2: 64 Hoa Cúc, P. 07, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

    Có thể bạn quan tâm
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...