HỖ TRỢ

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

12/10/2022

Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm tranh hao tài tổn lộc.

Xem nhanh

     

    Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người đều cùng nhau dọn dẹp nhà cửa đón tết, đặc biệt nhất chính là dọn dẹp bàn thờ. Bởi lẽ, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên trang trọng và thiêng liêng nhất trong nhà. Dọn dẹp bàn thờ cuối năm theo đó cũng trở thành một thói quen được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Dưới đây là những hướng dẫn cách dọn bàn thờ cuối năm cần lưu ý.

    Ý nghĩa của việc dọn dẹp bàn thờ cuối năm

    Dọn dẹp bàn thờ cuối năm không chỉ đơn thuần giúp cho ngôi nhà sạch đẹp hơn, nhưng đồng thời còn  thể hiện sự quan tâm, tưởng nhớ và lòng biết ơn của thế hệ con cháu hướng về nguồn cội. Việc lau dọn bàn thờ cũng chính là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc Việt. Việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ và chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng tươm tất, đủ đầy chính là những gì mà con cháu có thể làm để thể hiện lòng thành kính; biết ơn tổ tiên một cách tốt nhất.

     

     

    Tìm hiểu cách  dọn bàn thờ cuối năm được xem là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa đặc biệt với gia chủ với mong cầu năm mới bình an và sung túc.

    Không những thế, việc dọn dẹp bàn thờ cuối năm còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Nhiều người tin rằng, nếu biết cách lau dọn bàn thờ cuối năm  không phạm gia tiên, năm tiếp đến gia đình sẽ gặp nhiều vận may, tài lộc đồng thời tránh được nhiều tai ương trong cuộc sống. Vì thế, có thể nói dọn dẹp bàn thờ cuối năm là một thói quen trong nếp sống văn hóa người Việt. Việc làm này vừa là biểu hiện cho phẩm chất biết ơn của con người vừa thể hiện quan niệm độc đáo trong tư tưởng vừa giúp gia đình chào đón một năm mới đầy hân hoan trong không gian sạch sẽ, ấm cúng từ trong ra ngoài.

    Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách dịp cuối năm

    Bên cạnh sắp đặt bàn thờ sao cho hợp phong thủy, cách lau dọn bàn thờ cuối năm, lau dọn bàn thờ thần tài cũng cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn bình an, chiêu tài lộc may mắn cho gia chủ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách dọn bàn thờ cuối năm.

    • Bước 1: Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ cuối năm, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ. Sau khi chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, tiến hành bày lên bàn thờ rồi thắp hương và đọc bài khấn bao sái bát hương. Đợi hương tàn thì mới bắt đầu thực hiện lau dọn bàn thờ đúng cách theo chỉ dẫn bên dưới.
    • Bước 2: Hạ các đồ thờ cần lau dọn xuống bàn con đã trải giấy đỏ. Riêng bát hương,  cần lưu ý tuyệt đối không nên di chuyển. Bởi thông thường, khi đặt bát hương, các gia đình đều đã xem hướng để đặt sao cho hợp phong thủy nhất, giúp gia chủ "hút" nhiều may mắn, tài lộc. Nếu bát hương bị xê dịch có thể trúng phải hướng xấu khiến cho gia chủ gặp phải những điều xui xẻo, không may.
    • Bước 3: Thấm ẩm khăn sạch vào nước ngũ vị hương hoặc rượu gừng để lau toàn bộ đồ thờ cúng.
    • Bước 4: Sau khi lau bằng khăn ẩm hết toàn bộ bàn thờ, bạn dùng một chiếc khăn khô, sạch khác để lau khô toàn bộ đồ thờ cúng.

    • Bước 5: Sau khi lau bài vị xong, tiến hành rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Trước tiên, gia chủ hãy rửa sạch hai tay bằng nước ngũ vị hoặc rượu gừng. Sau đó, dùng thìa nhỏ để múc  từng thìa tro trong bát nhang đổ ra ngoài. Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ. Gia chủ có thể  thay bằng tro mới hoặc lọc lại tro để dùng tiếp.
    • Bước 6: Sau khi dọn tro xong, bạn dùng khăn ẩm thấm nước ngũ vị lau sạch bên ngoài bát hương. 

    Lưu ý: Trong suốt quá trình dọn dẹp bát hương, không được để bát hương xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Khi tỉa chân hương và lau rửa, gia chủ cần lấy một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam thì nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, không được giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần. Còn nếu trạch chủ là nữ hoặc gia đình mẹ góa con côi… thì nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, không được giữ lại 49 chân nhang.

    • Bước 7: Cuối cùng, đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, đồng thời thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), quét dọn bàn thờ rồi khấn xin thỉnh các ngài về và báo cáo đã xong việc lau dọn bàn thờ.

    Thời điểm lau dọn bàn thờ cuối năm tốt nhất

    Lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23 là thắc mắc của hầu hết mọi người? Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua nên sẽ không có mặt trong nhà. Đây là dịp thích hợp để người dân tiến hành thủ tục lau dọn bàn thờ cuối năm (bao sái bàn thờ) để đón năm mới mà không ảnh hưởng, động chạm đến việc thờ cúng các vị thần linh và ông bà tổ tiên. Cũng chính là lý do nhiều người thường tiến hành lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp.

    Tuy nhiên, hiện chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên dọn bàn thờ vào ngày nào để đón Tết. Hơn nữa, bàn thờ là nơi linh thiêng, hội tụ nhiều năng lượng tích cực, tạo phúc đức cho gia chủ nên việc dọn dẹp bàn thờ sạch đẹp có thể tiến hành thường xuyên như một cách thể hiện lòng tôn kính của người sống. Đặc biệt là vào dịp cuối năm, trong tháng Chạp bạn có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp bàn thờ chứ không nhất thiết phải lau dọn bàn thờ ngày 23.

     

    Gia chủ không cần quá lo lắng về vấn đề nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23 mới phải đạo.

     

    Thông thường, khi lau dọn bàn thờ ngày Tết sẽ bao gồm cả tỉa chân nhang bởi sau một năm thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên, nếu không tỉa chân nhang sẽ gây sự khó khăn cho việc thắp hương, bái thỉnh cho năm sau. Ngoài ngày 23 thì các ngày 13, 15, 20, 21, 25, 27 tháng Chạp (Âm lịch) cũng là những ngày đẹp để tiến hành công việc này.

    Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ cuối năm

    Dưới đây là những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách, cụ thể như:

    • Tránh để hoa quả héo úa: Thường xuyên thay hoa quả trên bàn thờ Thần Tài, không để đồ hư hỏng gây ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.
    • Không lau chùi thường xuyên: Vào ngày 10 tháng Giêng và các ngày rằm, cuối tháng nên lau chùi bàn thờ sạch sẽ bằng nước lá bưởi hoặc nước ngũ vị lau bàn thờ.
    • Đổ nước tràn ra bàn thờ: Trên bàn thờ Thần Tài thường sẽ đặt 5 chén nước. Vì vậy khi đổ nước gia chủ cần tránh đổ nước quá đầy, tràn ra bàn thờ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí.
    • Dùng đèn nhấp nháy: Đối với bàn thờ Thần Tài, nếu không thể dùng nến hoặc đèn dầu, gia chủ nên dùng đèn 1 màu thay vì đèn nháy bởi điều này có thể tạo ra trường khí xấu, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
    • Nhổ hết chân nhang vứt đi: Đây được xem là điều tối kỵ mà gia chủ nên tránh, bởi việc nhổ cùng lúc toàn bộ chân nhang vứt đi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài của, như việc vượng khí cứ thế bị vứt bỏ đi.

    Văn khấn xin phép lau dọn bàn thờ cuối năm

    Văn khấn xin phép bao sái lau dọn (trích từ Văn khấn cổ truyền – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin):

    Con nam mô A Di Đà Phật

    Con nam mô A Di Đà Phật

    Con nam mô A Di Đà Phật

    Tín chủ tên là:...................

    Cư ngụ tại địa chỉ:...........................

    Hôm nay ngày ...................tháng..................... ...................xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

    Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên...................…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

    Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

    Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

    (Xong vái 3 vái).

    Việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không đơn thuần là việc lau dọn bụi bẩn mà còn có ý nghĩa tâm linh quan trọng. Bàn thờ trong quan niệm của người Việt Nam là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì thế việc dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng cách cũng là cách để con cháy bày tỏ là kính trọng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và biết ơn thần Phật.

     

    Nguồn Tổng hợp

    Nguồn ảnh Internet

    Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm tranh hao tài tổn lộc.

    Có thể bạn quan tâm
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...