HỖ TRỢ

Cùng khám phá Tết Hàn thực ở các vùng miền Việt Nam

07/04/2022

Hằng năm, cứ đến ngày 3/3 Âm lịch, các gia đình lại tấp nập chuẩn bị lễ lạt bánh trái mừng Tết Hàn thực. Vậy Tết Hàn thực có nguồn gốc từ nước nào? Cách người Việt chuẩn bị cho ngày lễ này ra sao? Cùng Nhang Xanh tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Xem nhanh

    bánh trôi lá dứa Tết Hàn thực

    Bánh trôi lá dứa cúng Tết Hàn Thực

    Tết Hàn thực là ngày gì?

    “Hàn” tức là lạnh còn “thực” là thức ăn. Như vậy ý nghĩa của Hàn thực tức là Tết chỉ ăn đồ nguội lạnh. 

     

    Có khá nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Hàn thực. Một bộ phận cho rằng ngay từ tên gọi “Hàn thực” đã là bắt chước từ Trung Quốc. Thực tế, Tết Hàn thực của người Việt bắt nguồn tuy cùng bắt nguồn từ một tập tục của người Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã có những sự cải cách phù hợp với nước ta.

     

    Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

    Nguồn gốc Tết Hàn thực bắt nguồn từ câu chuyện của Giới Tử Thôi

     

    Nếu ở Trung Quốc, vào ngày Tết Hàn thực, người dân sẽ chỉ ăn thức ăn lạnh đã nấu sẵn và không đốt bếp lửa trong vòng 3 ngày thì người Việt hoàn toàn không kiêng kỵ điều này. 

     

    Mâm cúng Tết Hàn thực đầy đủ

    Mâm cúng Tết Hàn thực đầy đủ. Ảnh: Báo Đầu tư

     

    Đối với người Việt, Tết Bánh trôi - Bánh chay không chỉ thể hiện đặc trưng văn hóa và lối sống mà còn bày tỏ những khát khao, ước mơ tốt đẹp của người Việt. Đó là hướng về cội nguồn dân tộc (gắn với nền văn minh lúa nước), tưởng nhớ đến những người đã khuất. Đồng thời, Tết Hàn thực cũng là dịp người người nhà nhà đoàn tụ, quây quần bên nhau cùng làm bánh trôi, bánh chay dâng lên trước bàn thờ gia tiên, nguyện cầu bình an.

    Tết Hàn thực ở ba miền Việt Nam

    Nhìn chung, mâm cúng Tết Hàn thực đều gồm có: hương, hoa, trầu, cau và 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ. Lễ lạt trong Tết Hàn thực không cần cầu kỳ, cỗ cao linh đình nhưng chắc chắn không thể thiếu bánh trôi và bánh chay. Ở mỗi miền Việt Nam, bánh trôi và bánh chay được làm theo những công thức khác nhau, thể hiện rõ đặc trưng của từng vùng. 

    • Miền Bắc và miền Trung

    Tại miền Bắc và miền Trung, người dân thường làm bánh trôi và bánh chay truyền thống. Loại bánh này được làm từ bột nước, bên trong chứa đường phên rồi vo tròn lại thả vào nước sôi. Khi ăn bánh có thể kèm theo vừng, dừa nạo.

     

    Bánh trôi được ăn kèm mè

    Bánh trôi được trang trí thêm mè (vừng)

    Bánh chay gồm 2 loại là có nhân đậu, đường hoặc không nhân. Phần bột bánh chay sau khi được nặn thành hình dẹt cỡ chôn bát sẽ được luộc trong nước sôi đến khi chín. Bánh chay được dùng kèm với nước đường chứa bột sắn dây ướp hương hoa bưởi và rắc thêm vừng, dừa bào tùy thích.

     

    Bánh chay Tết Hàn thực

    Bánh chay trong Tết Hàn thực

     

    Đặc biệt, tại Cao Bằng và Lạng Sơn người Tày còn cúng bánh Coóng Phù. Loại bánh thú vị ở chỗ có cách làm giống bánh trôi nhưng ăn lại có vị giống bánh chay. Khi ăn bánh Coóng Phù, người ta thường chan với mật mía đun nóng và gừng để thêm đậm vị, thơm và tốt cho sức khỏe.

    • Miền Nam

    Tại miền Nam, người dân thường chỉ nấu chè trôi nước thay vì làm bánh trôi, bánh chay. Viên chè trôi nước miền Nam mang hình dáng tròn đầy, tượng trưng cho sự viên mãn. Khi dùng chè trôi nước được ăn kèm nước đường và gừng. Một số nơi người dân còn cho thêm nước cốt dừa để tăng độ béo cho chè.

     

    Chè trôi nước miền Nam

    Chè trôi nước có cách làm giống bánh chay nhưng hình tròn như bánh trôi

    Văn cúng Tết Hàn thực

    Khi thực hiện nghi lễ cúng Tết Hàn thực không thể thiếu bài văn khấn cúng Tết Hàn thực. Dưới đây là bài khấn đầy đủ và chính xác, trích từ sách “Tìm hiểu Văn hóa Tâm linh của người Việt” - NXB Hồng Đức:

     

    Văn khấn cúng Tết Hàn thực đầy đủ chính xác

    Văn khấn cúng Tết Hàn thực đầy đủ chính xác

    Kết luận

    Tết Hàn thực đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt trong dịp tháng 3 Âm lịch hàng năm. Những chiếc bánh trôi trong Tết Hàn thực là biểu hiện hòa hợp âm dương, mong cầu tiết khí thuận hòa, không quá oi bức trong những ngày  sắp đến.

     

    Có thể bạn quan tâm
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Lòng hiếu thảo được khơi nguồn từ đâu?

    Lòng hiếu thảo được khơi nguồn từ đâu?

    Nhiều người cho rằng duy trì một truyền thống và cách nuôi dạy con theo lỗi...
    Nên cúng cô hồn vào ngày 14, 15 hay 16 tháng 7 âm lịch?

    Nên cúng cô hồn vào ngày 14, 15 hay 16 tháng 7 âm lịch?

    Dù cùng chung một mục đích là cầu siêu cho các linh hồn cô quạnh, thời...
    Tại sao lại đặt bàn thờ ở chỗ tối, phòng khách chỗ sáng?

    Tại sao lại đặt bàn thờ ở chỗ tối, phòng khách chỗ sáng?

    Người Việt từ xưa đã có câu: ”Phòng khách sáng thì sang, phòng thờ quang thì...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Những ưu điểm của Nhang 20cm (nhang hai tấc)

    Những ưu điểm của Nhang 20cm (nhang hai tấc)

    Nhang 20cm (hay còn gọi là nhang hai tấc) đang trở thành lựa chọn phổ biến...