HỖ TRỢ

Nên tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất?

29/06/2021

Tỉa chân nhang (bao sái bát hương) được người Việt thực hiện cuối năm hoặc khi bát hương nhiều tàn.

. Vậy nên tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất?

 

Xem nhanh

    Thắp hương từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, việc tiến hành tịnh sái, rút tỉa chân nhang (hương) cũng là một trong những nghi thức trọng yếu, không thể thiếu. Bạn có biết tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất không? Cùng Nhang Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

     

    tia-chan-nhang-vao-ngay-nao-1

    Tỉa chân nhang là gì? 

    Tỉa chân nhang (hương) hay còn gọi là rút chân nhang (hương) được duy trì từ xưa trong phong tục thờ cúng Gia tiên. Vì đó là một trong những nghi thức quan trọng, nên không thể tùy tiện tỉa bất cứ khi nào. Theo phong tục của người Việt, tỉa chân nhang đa phần được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp (có khi là ngày Rằm các tháng trong năm), hay lúc dọn dẹp nhà cửa cuối năm, chuẩn bị cho năm mới. 

    Tỉa chân hương không chỉ giúp tịnh sái ban thờ, ban thờ mà còn giúp không gian thờ cúng thêm gọn gàng, thêm trang nghiêm. 

    (Nguồn bachhoaxanh)

    Tỉa chân nhang vào lúc nào mới đúng?

    Theo phong tục từ xa xưa của người Việt, việc tỉa chân nhang bàn thờ Gia Tiên được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng Ông Công, Ông Táo. Đây là thời điểm chuẩn bị khép lại năm cũ và chuyển mình sang năm mới với nhiều nghi thức tâm linh.

    Có nhiều người lại thắc mắc: Ngoài dịp 23 tháng Chạp thì có thể tỉa chân nhang vào dịp nào khác nữa không?. Có lẽ đây không là thắc mắc của riêng ai. 

     

     

    Nếu thường xuyên thắp nhang, hay thắp nhiều vào các dịp quan trọng, nên nếu chỉ tỉa chân nhang một lần trong năm thì bát hương sẽ đầy. Do đó các bạn có thể thực hiện nghi thức tỉa chân nhang bàn thờ vào ngày Rằm của tháng. Thực hiện đúng, đủ các bước, ta có thể an tâm để tiến hành nghi thức tỉa chân nhang. 

    Cách tỉa chân nhang đúng cách

    Bước 1: Chuẩn bị

    • Rượu gừng sạch: Mua rượu mới, củ gừng mới thì rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
    • Nước hoa (có thể có hoặc không)
    • 1 tờ báo hay 1 tấm vải sạch
    • 2 khăn sạch khô
    • 1 Chậu nước sạch

    Bước 2: Tiến hành rút chân hương

    Đặt tờ báo hay tấm vải sạch ở gần bát hương để bỏ chân nhang. Một tay giữ bát hương còn một tay thì  nhẹ nhàng rút từng chân hương. Bạn tỉa chân nhang đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3,5,7.. (Một số nhà còn kiêng không được rút chân hương được thắp đầu tiên)

    Bước 3: Lau bát nhang (hương)

    Dùng khăn khô sạch, thấm rượu gừng, một tay giữ bát nhang còn một tay thì cẩn thận lau sạch sẽ (có thể thêm nước hoa vào khăn cho thơm)

    Bước 4: Hóa chân nhang thành tro

    Sau khi rút, thì mang chân nhang đi hóa thành tro. Tro của chân nhang sau khi hóa nên được thả ở nơi nước hồ, sông, suối sạch sẽ. Tuyệt đối không được bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế hay không thanh tịnh.

     

    Ở nhiều nơi, việc khấn xin tỉa chân nhang trước khi bao sái bát hương là điều cần thiết. Vì thế, tuỳ theo vùng miền và phong tục, quý vị nên tham khảo ý kiến của các sư, thầy để được hướng dẫn cách chi tiết nhất. 

     

    Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cho vấn đề tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt. Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm tỉa chân nhang (hương) như thế nào cho đúng và vào thời gian nào thì hợp lý của quý vị bạn đọc ngay bên dưới bài viết nhé. Mọi thắc mắc và góp ý Nhang Xanh xin phép trả lời trong thời gian sớm nhất. 

     

    Nguồn Tổng Hợp

     
    Có thể bạn quan tâm
    Những lựa chọn nhang sạch cho gia đình

    Những lựa chọn nhang sạch cho gia đình

    Thờ cúng là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, thể...
    Lập nghiệp cùng Nhang Xanh - Thương hiệu nhang sạch số một Việt Nam

    Lập nghiệp cùng Nhang Xanh - Thương hiệu nhang sạch số một Việt Nam

    Với mục tiêu thay thế nhang hóa chất độc hại bằng mang những sản phẩm tự...
    Có nên tùy tiện rút chân nhang?

    Có nên tùy tiện rút chân nhang?

    Có rất nhiều quan niệm đúng sai trong việc nên hay không nên rút tỉa chân...
    Hoành phi, câu đối và liễn thờ có gì khác biệt?

    Hoành phi, câu đối và liễn thờ có gì khác biệt?

    Từ xưa các cụ ta đã có câu: “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ gỗ”....
    Cúng thần tài thắp nhang gì?

    Cúng thần tài thắp nhang gì?

    Đối với nhiều người, chọn dòng nhang sạch phù hợp cho giá trị của bản thân...
    Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

    Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

    Rất nhiều gia đình vẫn chưa biết, việc rút chân nhang Thần Tài cần phải lựa...