HỖ TRỢ

Người Việt thường làm gì trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

07/04/2022

Mùng 10/3 (Âm lịch) hàng năm là dịp con cháu Việt Nam từ mọi miền đất nước tề tựu tại cố đô Phong Châu (Phú Thọ) để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Hãy cùng Nhang Xanh tìm hiểu xem trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt sẽ có những hoạt động gì qua bài viết bên dưới.

Xem nhanh

    Giỗ Tổ Hùng Vương người Việt làm gì?
    Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp Quốc tế trong lòng người Việt

     

    Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 diễn ra vào ngày nào?

    Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mấy là câu hỏi mà chắc hẳn người Việt nào cũng biết rõ câu trả lời. Đây được xem là ngày Quốc lễ, được đưa vào danh sách những ngày nghỉ chính thức trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi năm 2019). Theo Điều 112 của Luật Lao động, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/03 Âm lịch).

     

    Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 10-3 âm lịch, tức là vào thứ 2 ngày 7/4 dương lịch năm nay. Vậy nên, điều này rất thuận tiện cho nhiều người kết hợp với ngày nghỉ cuối tuần để có một kỳ nghỉ dài hơn cho cá nhân hoặc gia đình.

     

    Dòng người tấp nấp đổ về dự Lễ Hội Đền Hùng Phú Thọ
    Dòng người tấp nập về Phú Thọ tham dự Lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch.

     

    Nguồn gốc của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

    Truyền thuyết kể lại, Hùng Vương là con trai cả của Tổ phụ Lạc Long Quân và Tổ mẫu Âu Cơ. Khi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, 50 người lên rừng theo mẹ và 50 người xuống biển theo cha. Hùng Vương đầu tiên theo mẹ lập nên nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, tọa tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) vào năm 2879 TCN. Trải qua 18 đời vua, đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) soán ngôi.

     

    Nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại tập tục Giỗ Tổ Hùng Vương có lẽ đã bắt đầu từ thời Thục Phán -  An Dương Vương bằng bút tích trên bia đá núi Nghĩa Lĩnh.

     

    Nguồn gốc của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
    Nguồn gốc Giỗ Tổ Hùng Vương dưới thời Thục Phán

     

    Đến đời nhà Nguyễn, cụ thể là năm Khải Định thứ 2 (1917) đã định ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là Quốc tế hay còn gọi là Quốc lễ, Quốc giỗ. 

     

    Ngày 18/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22/SL-CTN cho công chức nghỉ ngày 10/03 Âm lịch hàng năm để tham gia hoạt động hướng về đất Tổ - cội nguồn của dân tộc. 

    Người Việt thường làm gì vào dịp Giỗ Tổ?

    “Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.”

     

    Đền Hùng - Phú Thọ là điểm đến không thể bỏ qua của hàng ngàn con dân nước Việt trong dịp Giỗ Tổ. Tại Việt Nam, lễ hội Đền Hùng sẽ gồm hai phần rõ rệt là Lễ và Hội.

     

    Phần Lễ được thực hiện một cách trang trọng với sự tham gia của các chính khách từ Trung ương cũng như những vị chức sắc quan trọng trong lành. Các tế phẩm của nghi lễ bao gồm: bánh chưng bánh giầy, lợn, dê, bò… Khi những nhạc phường bát âm cất tiếng nhạc là lúc mà nghi lễ bắt đầu, chủ tế sẽ đọc lời cầu nguyện trước nơi thờ các vị vua Hùng cùng báo công và lời cầu phước.

     

    Phần Lễ trong dịp Giỗ Tổ

    Phần Lễ trong dịp Giỗ Tổ. Ảnh: Báo Phú Thọ

     

    Trong ngày chính hội tức 10/03 Âm lịch, có 2 lễ được cử hành cùng lúc tại Đền Hùng là Lễ rước kiệu vua và Lễ dâng hương.

    • Lễ rước kiệu vua: là những đám rước kiệu rực rỡ màu sắc của cờ, kiệu, hoa, lọng… xuất phát từ chân núi, đi qua các đền để đến đền Thượng - nơi dâng hương. 
    • Lễ dâng hương: thường là những người hành hương về đất Tổ để dâng nén nhang linh thiêng, bày tỏ tấm lòng với tổ tiên để mong cầu bình an, tốt đẹp.

    Năm Nhâm Dần 2022, phần Lễ trong Lễ Giỗ Tổ gồm: Lễ Giỗ Tổ Đức Lạc Long Quân, Lễ Mẫu Âu Cơ và Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, Lễ dâng hoa tại phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”, Lễ dâng hương tại các huyện/thành/thị nội tỉnh tại Đền Hùng và cuối cùng là Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã/phường/thị trấn vùng ven khu di tích.

     

    Lễ rước kiệu Đền Hùng 2021

    Lễ rước kiệu Đền Hùng 2021. Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Thanh Thủy

     

    Đối với phần Hội sẽ có những hoạt động văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc như: hội thi nấu bánh chưng bánh giầy; biểu diễn trống đồng; hát xoan; giải bơi chải và đặc sắc nhất là chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa tầm cao để phục vụ lễ hội Đền Hùng tối ngày 09/03 (Âm lịch).

     

    Không chỉ tại Phú Thọ mà những địa phương có di tích như đền, đình, miếu thờ vua Hùng và các nhân vật lịch sử liên quan đến thời kỳ này cũng tổ chức các hoạt động lễ tế, rước kiệu cũng như chuẩn bị sản vật địa phương dân lên các vị vua Hùng.

     

    Vào khung giờ 7 giờ - 9 giờ sáng ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta cũng tham gia nghi thức dâng hương tại khu vực Đền Hùng. Đây là một truyền thống thường niên tốt đẹp của dân tộc ta.

     

    Đi đâu vào ngày giỗ tổ Hùng Vương để tận hưởng dịp lễ trọn vẹn nhất?

    Ngoài Phú Thọ, Nhang Xanh gửi thêm bạn đọc một số địa điểm tổ chức các hoạt động lớn đón lễ giỗ tổ tại các thành phố lớn của Việt Nam như:

     

    Hà Nội:

    • Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) có những ngôi nhà cổ, giếng nước, đình làng và đặc sản chè lam, bánh tẻ.
    • Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) trải nghiệm làm gốm thủ công, tham quan chợ gốm và khám phá văn hóa làng nghề lâu đời.
    • Vườn quốc gia Ba Vì (Ba Vì, Hà Nội) thích hợp để leo núi, khám phá rừng thông, đền Thượng và tận hưởng không khí trong lành. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa điểm thú vị cho dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025.
    • Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) là thắng cảnh tâm linh nổi tiếng với hành trình tham quan động Hương Tích và lễ chùa cầu may.
    • Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cách Hà Nội khoảng 80km, nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp thơ mộng và nhiều điểm check-in như nhà thờ đá, thác Bạc, quán Gió.
    • Hồ Quan Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) được ví như “Hạ Long trên cạn”, thích hợp để chèo thuyền, ngắm sen và tận hưởng không gian yên bình.
    • Thiên Sơn - Suối Ngà (Ba Vì, Hà Nội) là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với núi non hùng vĩ, suối mát và không gian xanh thoáng đãng.

    Đà Nẵng:

    • Bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, lý tưởng để tận hưởng không khí trong lành. Khám phá rừng nguyên sinh và chiêm ngưỡng toàn cảnh Đà Nẵng từ trên cao. Đừng quên ghé thăm chùa Linh Ứng với tượng Phật Bà Quan Âm cao 67 mét.​
    • Quần thể Ngũ Hành Sơn gồm năm ngọn núi đá vôi mang tên Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Tại đây, bạn có thể khám phá các hang động kỳ bí, viếng thăm các ngôi chùa cổ kính và tìm hiểu về làng nghề điêu khắc đá Non Nước nổi tiếng.​
    • Biển Mỹ Khê được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Bãi biển sở hữu bãi cát trắng mịn dài, nước biển trong xanh cùng nhiều hoạt động thể thao nước hấp dẫn.

    TP. Hồ Chí Minh:

    • Đền Tưởng niệm Vua Hùng (TP Thủ Đức) là nơi lý tưởng để tham gia các hoạt động dâng hương, lễ bái và tìm hiểu về lịch sử dựng nước của dân tộc trong kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025.
    • Thảo Cầm Viên là nơi bạn có thể khám phá thế giới động thực vật phong phú và tham gia các hoạt động giải trí phù hợp cho cả gia đình. ​
    • Bảo tàng Áo Dài trưng bày và tôn vinh trang phục truyền thống của Việt Nam, giúp bạn hiểu thêm về văn hóa dân tộc. ​
    • Công viên nước Đầm Sen là địa điểm giải trí nổi tiếng ở TPHCM với nhiều trò chơi nước hấp dẫn, thích hợp cho những ngày nắng nóng.​
    • Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên là công viên giải trí kết hợp văn hóa, nơi bạn có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị và tìm hiểu về lịch sử, truyền thuyết Việt Nam.

     

    Mang đậm dấu ấn dân tộc cũng như biểu tượng cho truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Năm 2022 đánh dấu chặng đường 10 năm đánh dấu chặng đường 10 năm “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Do đó, những hoạt động văn hóa nghệ thuật trong dịp này cũng được thực hiện với quy mô lớn hơn, để mỗi con dân nước Việt có thể sống lại với không khí hào hùng của cội nguồn dân tộc.

     

    NGUỒN THAM KHẢO:

    1. Lịch sử, ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
    2. [Tìm hiểu] Lễ hội đền Hùng có nguồn gốc từ đâu? Có ý nghĩa gì? L- Nguồn Meta.vn 
    3. Giỗ Tổ Hùng Vương - Theo Wikipedia Tiếng Việt
    4. Lễ hội Đền Hùng - Điểm hội tụ văn hóa tâm linh của người dân đất Việt - Trang thông tin điện tử Huyện Thanh Thủy - Phú Thọ
    5. Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương - BaoChinhPhu

    Tags: tintuc

    Có thể bạn quan tâm
    Dâng Hương: Phần lễ quan trọng nhất trong ngày giỗ tổ 10/3

    Dâng Hương: Phần lễ quan trọng nhất trong ngày giỗ tổ 10/3

    Vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm, khắp cả nước đều nô nức diễn ra các...
    Hành trình của trầm hương - từ rừng xanh đến không gian thiền tịnh

    Hành trình của trầm hương - từ rừng xanh đến không gian thiền tịnh

    Nếu như ngày xưa, trầm hương là một dạng sản vật quý hiếm của núi rừng thì ngày...
    Thầy phong thủy “chê” nhang cuốn tàn xui rủi, tại sao?

    Thầy phong thủy “chê” nhang cuốn tàn xui rủi, tại sao?

    Nhiều người vẫn thích nhang cuốn tàn vì cho rằng nó mang đến điều may mắn, nhưng nhiều...
    Ngậm ngải tìm trầm: Từ đời sống đi vào thơ ca

    Ngậm ngải tìm trầm: Từ đời sống đi vào thơ ca

    Đã từng có một ca khúc từng được nhiều người xứ Quảng say mê vì tính...
    Khi thế giới biến động, ngành nghề nào đi lên?

    Khi thế giới biến động, ngành nghề nào đi lên?

    Với sự bất ổn kinh tế toàn cầu, nhu cầu về sự bình an nội tâm...
    Một tuần hương là gì?

    Một tuần hương là gì?

    Gần đây một số bạn trẻ nhầm lẫn rằng một tuần hương là một tuần… thắp...