HỖ TRỢ

Nguồn gốc và quá trình hình thành nên trầm hương

25/08/2020

Trầm hương được biết đến là một loại gỗ cực kỳ quý hiếm từ trước tới nay nhờ khả năng tạo mùi thơm cũng như có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Vậy quy trình hình thành nên trầm hương là như thế nào hãy cùng tôi tìm hiểu điều này nhé!

Xem nhanh

    Trầm hương được biết đến là một loại gỗ cực kỳ quý hiếm từ trước tới nay nhờ khả năng tạo mùi thơm cũng như có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Vậy quy trình hình thành nên trầm hương là như thế nào hãy cùng tôi tìm hiểu điều này nhé!

    Nguồn gốc và quá trình hình thành nên trầm hương

    1. Sự hình thành trầm hương tự nhiên:

    Kết quả hình ảnh cho cây dó bầu

    Trầm hương tự nhiên được hình thành từ cây dó bầu, đó là sự thay đổi của các phần tử gỗ do sự tác động của môi trường hoặc một số loại nấm , quá trình hình trành trải qua rất nhiều năm. Trầm hương thường tìm thấy ở những cây dó bầu bị bệnh sau thời gian từ 10 – 15 năm hoặc lâu hơn. Cây bị bệnh lá có màu vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ. Gỗ cây trở thành một chất bóng như đá sỏi có những nếp nhăn giống như cánh chim ưng, đó là những cây có trầm hương.

    2. Kỹ thuật cấy tạo trầm hương:

    Do trầm hương tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt do người dân khai thác bừa bãi và được xem là có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay nhiều cơ sở nhân giống thực vật đã và đang tiến hành các kỹ thuât cấy tạo trầm hương nhằm phục hồi lại nguồn gỗ quý hiếm này.

     

    Việc cấy tạo trầm hương cũng đã xuất hiện ở một số địa phương như: Hà Tỉnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bình Định…Nhưng đây là cách làm có tính bộc phát theo kinh nghiệm của mỗi người. Có nơi người ta dùng đinh hoặc mẫu sắt hình tam giác được cắt ra từ thùng phuy cũ đóng trực tiếp vào thân cây. Có nơi người ta dùng khoan điện khoan vào thân cây ở nhiều vị trí khác nhau, sau đó bơm hóa chất vào các lỗ đã khoan. Các hóa chất đó có thể là H2SO4 loãng, HCOOH, KMnO4, HCl,NaHSO3, FeCl3 hoặc FeSO4

     

    Trên thế giới, việc nghiên cứu cấy tạo trầm hương đã được các nhà khoa học theo đuổi hơn 40 năm qua và đã có những thành công đáng kể. Ở Mỹ đã nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm hương vào những năm 80 của thế kỷ 20. Đến năm 1994-1995 trường ĐH Kyoto (Nhật), nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh và phương pháp này tiếp tục được GS Gishi Honda thử nghiệm tại Trung Quốc với tỉ lệ thành công trên 80%.

    3. Cơ sở lý luận cho việc cấy tạo trầm hương:

    Kết quả hình ảnh cho kyx thuật cấy tạo trầm hương

     

    Trầm hương là sự kết hợp của tinh dầu và gỗ của cây dó bầu , sự tạo trầm hương là quá trình tích lũy tinh dầu ở một số khu vực của mô gỗ bên trong thân cây dưới tác động của yếu tố tự nhiên, theo cơ chế đặc biệt của cây. Quá trình này xảy ra trong một thời gian dài đến hàng chục năm. Nói cách khác, hiện tượng tụ trầm là kết quả của tiến trình bệnh lý diễn ra trong mô gỗ của cây dó bầu.

     

    Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp cấy tạo trầm hương đó chính là : Phương pháp vật lý, Phương pháp hóa học, Phương pháp sinh học. Các phương pháp này hiện cũng đã cho những kết quả khả quan, tỷ lệ thành công cao và cũng là một trong những cơ sở để trầm hương có thể hồi sinh.

    Các bạn có thể xem thêm các tin tức khác liên quan đến trầm hương, nhang trầm hương, chuỗi vòng trầm hương tại đây.

     

     

    Có thể bạn quan tâm
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...