Chủ đề này mới dấy lên trong thời gian gần đây nhưng cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm vì nhiều người trong chúng ta cảm thấy có lờ mờ một mối liên kết nào đó. Giữa một nhân vật thực tế và giả tưởng, tại sao có cảm giác tương đồng đến vậy. Vậy thầy Minh Tuệ với nhân vật Forrest Gump trong bộ phim cùng tên có những điểm giống nhau nào làm chúng ta tò mò?
Xem nhanh
Forrest thì cứ thế chạy thôi, không mục đích, không có lộ trình. Ban đầu anh quyết định chạy bộ một lát, thế là anh chạy đến cuối con đường, và khi tới đó anh nghĩ có lẽ mình sẽ chạy xa hơn... Cứ thế, anh ấy chạy 3 năm, 2 tháng, 14 ngày và 16 giờ.
Thầy Minh Tuệ cũng vậy. Có người nói rằng mục đích của thầy Minh Tuệ khi cất bước ra đi là tìm đến sự giác ngộ. Thế nhưng, giác ngộ là gì? Chả ai biết, những người nói biết thì chưa chắc đã biết mà không biết thì biết đâu mà lần. Thế nhưng, trong hành trình vô định đó, họ được kết nối với chính mình bên trong. Đấy cũng chính là điểm giống nhau thứ hai.
Ảnh: Fanpage thầy Minh Tuệ
Khi được hỏi tại sao anh chạy, Forrest gump trả lời: “Vì tôi cứ thế thích chạy thôi”. Trong cuộc sống, đã bao lần bạn chèn ép tiếng gọi bên trong của mình?
- “Tôi cần ngủ thêm một chút!”,
- “Tôi cần nghỉ việc ngay hôm nay”,
- “Tôi cần học ngành khác”,
...
Cứ mỗi lần như vậy, những nỗi sợ hãi về viễn cảnh bản thân rơi vào trạng thái không an toàn lấn át hoàn toàn tiếng gọi mơ hồ đó. Và chúng ta chọn cách lờ nó đi thay vì thực hiện điều cần làm - đi theo nhu cầu chính đáng của bản thân. Để đôi khi, chúng ta đọc báo và ấm/chạnh lòng vì những tiêu đề như: “Câu chuyện thành công bỏ phố về rừng của một cặp đôi yêu nhau” hoặc “Cả gia đình dắt tay nhau sống trên nhà lưu động…”.
Vì những trường hợp dũng cảm vượt ra khỏi quy tắc, lề thói và vòng an toàn đều đáng nhận được sự quan tâm của chúng ta. Đó là điều mà nhà bác học thiên tài Albert Einstein đã viết trong cuốn “Thế giới như tôi thấy”:
“Tôi nghiệm thấy chắc chắn rằng, không của cải nào trên đời này có thể đưa nhân loại tiến lên được, ngay cả khi nó được trao vào tay những người tận tâm nhất. Chỉ có tấm gương của những nhân cách lớn và trong sạch mới dẫn đến những tư tưởng và hành động cao quý.
Forrest Gump trả lời với báo chí khi liên tục bị hỏi về mục đích: “Tôi thích thì chạy thôi!”
Khi mọi người đi theo sư Minh Tuệ hay Forrest Gump, họ rất tò mò và luôn nghĩ rằng phải có một mục đích gì đó đằng sau. Không được thỏa mãn, họ bắt đầu gán ghép cho điều này một mục đích nào đó. Có những người còn đi theo họ, để có thể học hỏi, bắt chước, giác ngộ, câu view hay gì đó đi nữa thì họ cũng không ngăn cản, cổ xúy.
Mặc dù đích thân hai người không thực hiện một sứ mệnh nào cả, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy họ đang đại diện cho một điều gì đấy. Đó cũng chính là điểm tương đồng thứ tư.
Không phải tự dưng mà bộ phim Forrest Gump lại được nhiều người yêu thích đến thế, với 6 giải Oscar cho phim điện ảnh xuất sắc nhất cùng hàng loạt lời khen ngợi từ khắp nơi. Một trong những lý do người ta đề cao câu chuyện này là bởi Forrest Gump - "chàng trai khờ khạo" này đang đại diện cho người dân Mỹ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Anh đã trải qua chiến tranh vô nghĩa ở Việt Nam, qua thời gian của vụ ám sát tổng thống JFK, những lùm xùm xung quanh ban nhạc The Beatle, vụ bê bối Watergate, các cuộc biểu tình phản chiến… Và ở thời điểm bấy giờ, nước Mỹ đang hứng chịu tác động lớn từ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng danh tính... Vậy nên câu chuyện về hành trình tìm lại bản sắc bên trong của Forrest Gump có ý nghĩa hơn bình thường và thu hút được sự quan từ nhiều người.
Và hiện nay, ở Việt Nam các bạn trẻ có đang trải qua điều này không?
Có chứ! Còn thực tế hơn, câu chuyện của thầy Minh Tuệ còn là câu chuyện của một nhà sư khất thực không khất polime, nghe theo lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni chứ không phải Thích Car Money. Điều này phản ánh hiện thực chân thực về sự biến tướng của tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam ngày nay. Và như chúng ta đã biết, dòng chảy của thời đại cũng giống như dòng chảy của đại dương, sẽ cuốn phăng mọi thứ rác rưởi lên bờ, bốc mùi và hôi thối.
Khi Forrest Gump dừng lại, đám đông rất thất vọng vì mong chờ anh sẽ phát biểu một câu gì đó cao siêu nhưng anh chỉ thở dài: “Tôi mệt rồi, tôi muốn về nhà”. Điều đáng sợ hơn có lẽ đang chờ thầy Minh Tuệ, khi sự độc hại của truyền thông mạnh hơn, khi lượt view của những youtuber, tiktoker không còn được đảm bảo nữa vì thầy chọn dừng lại cuộc hành trình.
Hoặc đơn giản hơn, đó là trend này qua đi, trend khác lại tới, ai về nhà nấy, ngày mới lại bắt đầu.
-----
Nhang Xanh - Khởi sự an lành!