HỖ TRỢ

Nuôi kiến tạo trầm hương - Nông dân thành tỷ phú

25/08/2020

Xem nhanh

    Sau 17 năm vất vả, băng rừng, lội suối, vào tận chốn thâm sơn cùng cốc cũng không giúp ông thoát nghèo bớt khổ; nhưng nhờ kinh nghiệm nghề trầm rừng và bản tính ham học hỏi, sáng tạo đã giúp ông thành người đầu tiên cấy tạo được trầm hương trong tự nhiên. 

     

    Cây Trầm Hương và những sự thật có thể bạn chưa biết -  hanhtrinhtramhuong.com

    Chính thành công này đã mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho ông ngay trong vườn nhà chứ không phải nơi rừng thiêng nước độc. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến hôm nay là ông Trương Thanh Khoan, ở xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, người đã thuần dữơng kiến rừng tạo trầm hương trên cây dó bầu.

    Hàng chục ngàn cây dó bầu đang đến tuổi thu hoạch trong khu vườn rộng trên 5 hecta …Ước tính doanh thu của khu vườn này lên đến hàng chục tỷ đồng …Đó là chưa kể những lứa cây dó bầu mới đang trong thời gian tạo trầm… Để mang lại kết quả này thì ông đã cùng với người con trai của ông miệt mài quan sát, sáng tạo, cộng với kinh nghiệm nghề trầm đã giúp ông tìm ra đáp số đúng cho bài toán thuần dưỡng kiến rừng kích thích tạo trầm hương.

    Xem thêm

    >>>>> Nhang trầm hương sạch

    Nhờ sáng tạo và miệt mài nghiên cứu ông đã nắm được nguyên lý tạo trầm trên thân cây dó khi bị kiến đục khoét làm tổ. Các đường vân gỗ quanh tổ kiến có màu dầu đen bóng của trầm hương tự nhiên. Ngay khi đó, ông Khoan nảy ý định “thuần dưỡng” kiến để tạo trầm. Ông lại vào rừng nhưng chỉ săn lung mang về hàng chục tổ kiến để nuôi dưỡng và ông đã thành công.

    Mua trầm hương tự nhiên ở đâu? Giới thiệu địa chỉ mua trầm hương kỳ nam


    Sự hỗ trợ của kiến được nuôi bằng mật đã giúp chế phẩm vi sinh của ông Khoan tạo ra trầm loại 3, loại 4 có giá bán từ 2 triệu – 5 triệu đồng/kg, trong khi các chế phẩm hóa học khác chỉ cho kết quả trầm loại 5, loại 6 với giá 1 triệu đến 2 triệu/kg. Ngoài ra, chế phẩm vi sinh của ông còn góp phần rút ngắn thời gian tạo trầm từ 12 tháng – 18 tháng xuống còn 6 tháng – 9 tháng với chất lượng không đổi.

    Và thành công của ông đã được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam chứng nhận bằng độc quyền sáng chế “Chế phẩm kích thích cây dó để tạo trầm hương”. Phương pháp độc đáo đó đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật cấp quốc gia, cấp tỉnh.

     

    Tận dụng tối đa giá trị các thành phần trên cây trầm hương của mình, ông Khoa còn chế tác sản phẩm thành cây cảnh, khô mộc nghệ thuật tự nhiên có giá trị cao có khi lên đến 100 triệu đồng mỗi sản phẩm. Những giác gỗ vụn thì được đưa vào lò chưng cất tinh dầu trầm để làm dược liệu chữa bệnh và nguyên liệu phục vụ công nghiệp mỹ phẩm, giá mỗi lít tinh dầu trầm từ 100 triệu đồng – 200 triệu đồng. Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ, đầu ra cho những sản phẩm từ cây trầm hiện nay tuy có cả khách hàng nước ngoài nhưng vẫn còn bấp bênh.

     



    Rõ ràng, hiện nay chưa có một tổ chức nào đứng ra thu mua ổn định các sản phẩm từ trầm nên nếu quãng bá rộng, khuyến khích người dân trồng ồ ạt thì có khi cung sẽ vượt cầu, xảy ra tình trạng thừa hàng, ế chợ. Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu sáng tạo của lão nông Trương Thanh Khoan là một điều đáng ghi nhận. Đây có lẽ cũng là một trong những biện pháp hạn chế nạn phá rừng tìm trầm nếu sản phẩm này được nhân rộng đáp ứng được nhu cầu hương liệu, dược liệu của thị trường.

    Do vậy, việc hoàn tất hồ sơ chứng nhận đăng ký kinh doanh và xác nhận của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn là điều cần thiết để ông có thể hợp pháp đưa những chế phẩm vi sinh có ích của mình đến những người nông dân thật sự có nhu cầu, giúp họ có nghề mới phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

     

    Có thể bạn quan tâm
    GIAN NAN

    GIAN NAN "NGẬM NGÃI" TÌM TRẦM

    “Phu trầm” có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Bởi, nó...
    Ý nghĩa số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

    Ý nghĩa số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

    Trong cuộc sống hàng ngày, dù đứng trước bàn thờ nhiều lần nhưng vẫn có không ít người không phân...
    Nhang trầm – Nét đẹp của văn hoá tâm linh người Việt

    Nhang trầm – Nét đẹp của văn hoá tâm linh người Việt

    Thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hoá truyền thống không thể thiếu...