HỖ TRỢ

Điểm lại một số tác dụng của trầm hương với sức khỏe qua nhiều nghiên cứu

28/03/2022

Ngoài phong thủy, không ai có thể phủ nhận tác dụng của trầm hương với sức khỏe, tinh thần.

 

Xem nhanh

    Cách đây hơn 3000 năm, trầm hương đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng với nhiều mục đích như nghi lễ, buôn bán nước hoa, tinh dầu. Ngày nay, trầm hương được phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới vì bởi những tác dụng của ưu việt đối với sức khỏe.

    trầm hương thô
    Trầm hương thô. Ảnh: BBC

    Trầm hương là gì? 

    Có nhiều truyền thuyết về việc hình thành gỗ trầm hương. Tuy nhiên, theo khoa học, trầm hương thực chất là phần tinh dầu được kết tinh trong thân cây Dó bầu khi cây bị thương. 

    • Về trầm hương tự nhiên: Các cây dó chịu tổn thương từ các tác nhân như chiến tranh, côn trùng, thiên tai… phá hoại. Tại vết thương, thân cây sẽ tiết ra một loại nhựa thơm để bao bọc lại, che chở cho cây tạo thành trầm.
    • Về trầm hương nuôi cấy: Thay vì chịu ảnh hưởng từ thiên nhiên, con người sử dụng máy khoan để khoan lỗ vào thân cây Dó. Khi đó, cây cũng tiết ra nhựa thơm và hình thành nên trầm. 
    Cách hình thành trầm hương
    Cách trầm hương được hình thành. Ảnh: Ralf Medernach

    Những tác dụng của trầm hương với sức khỏe

    Ngoài tác dụng về mặt phong thủy được nhiều người biết đến, trầm hương còn mang đến nhiều giá trị quan trọng về mặt sức khỏe tinh thần. Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã nêu rõ vấn đề này.

    • Về mặt dược lý

    Theo báo cáo “Hương thơm giải tỏa sự căng thẳng: Bằng chứng từ hương thơm độc đáo của trầm” của nhóm tác giả Pearlin Shabna Naziz, Runima Das and Supriyo Sen, Phòng Công nghệ Sinh học, Trường Khoa học Sự Sống, Đại học Assam Don Bosco, Sonapur, Ấn Độ) thấy:

    Trầm hương là loại gỗ có giá trị cao về mặt kinh tế. Bên cạnh việc sử dụng trong làm nước hoa, mỹ phẩm, chạm khắc nghệ thuật… ngành dược liệu từ trầm hương cũng chiếm một tỷ trọng cao trên thị trường. Thực tế, trong y học Trung Hoa, các liệu pháp chiết xuất từ ​​cây Dó bầu chữa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và hen suyễn được ghi lại. Ở Ayurveda, các công thức chiết xuất từ ​​cây trầm hương được quy định như chất khử mùi và chất làm lạnh. Còn ở Unani, trầm hương được sử dụng như một chất kích thích, chữa dạ dày, nhuận tràng và kích thích tình dục. Các nghiên cứu dược lý về cây trầm hương đã cho thấy đặc tính chống ung thư, giảm đau, chống viêm và chống trầm cảm (Gunasekera và cộng sự, 1981; Okugawa và cộng sự, 1993; Zhou và cộng sự, 2008). Thật vậy, trong một nghiên cứu của Health Benefits times cho rằng: “Trong lá trầm hương có chứa agarospirol -  một loại chất có tác dụng chống trầm cảm. Nó giúp làm giảm hệ thống thần kinh trung ương gây căng thẳng và phục hồi thể lực.”

    Báo cáo về tác dụng của tinh dầu trầm hương
    Báo cáo về tác dụng của tinh dầu trầm hương. Ảnh: Plantation International

    Báo cáo “Những lợi ích về mặt dược lý của trầm hương liệu có được trở nên phổ biến?” của Asia Plantation Capital cũng chỉ ra rằng trầm hương được sử dụng để giảm co thắt và đau, điều trị hệ tiêu hóa, điều chỉnh các cơ quan quan trọng (tim, phổi, gan) cũng như giảm và chuyển hướng mức năng lượng để hỗ trợ thận. Trầm hương còn được sử dụng để điều trị tức ngực, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và hen suyễn. Tại Hội nghị Khoa học Quốc tế về Trầm hương (ISSA) lần thứ nhất vào tháng 9 năm 2013, đặc tính nhuận tràng của lá trầm hương đã được xác nhận và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thông báo sắp ra mắt một sản phẩm liên quan. Hội nghị cũng xác nhận rằng chất chiết xuất từ ​​lá cây Dó bầu có đặc tính hạ sốt, giảm đau và chống oxy hóa mà không có hoạt tính chống viêm đáng chú ý. Một người thuyết trình khác đã quảng cáo lá trầm hương như một chất chống tiểu đường đầy hứa hẹn. Thậm chí, có một báo cáo về một bệnh nhân tiểu đường giảm đáng kể lượng đường trong máu bằng cách uống nước lá trầm hương thay nước trong sáu tháng. Chất chiết xuất từ ​​lá cây trầm hương được biết là có tác dụng hạ sốt, nhuận tràng và kháng khuẩn. Tại hội nghị, Barry Rawlinson cũng chia sẻ: "Không chỉ có Trung Quốc, nơi mà trầm hương đã được sử dụng trong y học trong hơn một nghìn năm, việc sử dụng truyền thống đã mở rộng khắp châu Á và sang Ấn Độ trong Ayurveda, thậm chí cả Trung Đông, nơi mà gỗ trầm hương và dầu Oud đã có giá trị cao từ lâu. 

    Nghiên cứu từ Health Benefits times cũng chỉ ra: “Lá trầm hương cũng có thể chống lão hóa da. Trà lá gỗ trầm hương được sử dụng để loại bỏ thủy ngân trong cơ thể, do đó làm giảm nguy cơ rối loạn thần kinh thủy ngân và có thể ngăn ngừa lão hóa da. Khi lượng thủy ngân độc hại trong cơ thể có thể được loại bỏ bằng trà lá trầm hương, giúp da khỏe mạnh không tỳ vết hay lão hóa da.”

    • Về mặt tinh thần

    Lá trầm hương cũng có thể làm dịu chứng rối loạn giấc ngủ. Trà lá trầm hương có tác dụng làm dịu và giảm các triệu chứng căng thẳng, giúp bạn có giấc ngủ êm ái và lâu hơn.

    Một liệu pháp thư giãn tinh thần được nhiều người ưa chuộng là thưởng hương từ trầm thanh, bột, nụ… Thưởng hương là nghệ thuật phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Ông cha ta có câu “tâm sinh tướng”. Do đó, việc thưởng trầm hương giúp lòng tĩnh, tâm an khiến bản thân mình trở nên thanh thoát, tươi trẻ hơn. 

    Tác dụng của trầm hương về mặt tinh thần
    Tác dụng của trầm hương về mặt tinh thần

    Ngoài ra, nhiều người còn lựa chọn đốt nhang vòng/nụ khi tập yoga, thiền định để tăng hiệu quả tu tập. Thậm chí, trong văn phòng, trầm hương được xông đốt với mục đích giải tỏa căng thẳng, giảm áp lực, khiến tinh thần minh mẫn, tăng hiệu quả làm việc.

    Lời kết

    Không phải ngẫu nhiên mà trầm hương được mệnh danh là loại gỗ quý đứng đầu ngũ mộc danh hương. Từ hương thơm linh thiêng đến giá trị về phong thủy, kinh tế, sức khỏe, tinh thần… đều hội tụ trong những mảnh gỗ trầm. Qua bài viết “Điểm lại một số tác dụng của trầm hương với sức khỏe qua nhiều nghiên cứu”, Nhang Xanh hy vọng quý bạn đọc sẽ hiểu rõ thêm về một mặt lợi ích khác của trầm hương. Từ đó khi tìm kiếm những sản phẩm tốt cho sức khỏe và tinh thần, quý bạn đọc lại có thêm một sự lựa chọn bổ ích.

    Có thể bạn quan tâm
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...