HỖ TRỢ

Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

08/10/2024

Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan đến sự khác nhau giữa hương và nhang. Bởi đang xuất hiện một vài quan điểm nhầm lẫn rằng thắp hương khác với thắp nhang, họ mặc định rằng hương là tốt còn nhang là một sản phẩm hóa chất độc hại. Đây là một sự nhầm lẫn mà ta có thể dễ dàng chứng minh, và hương/nhang cũng chỉ là sự khác biệt trong cách gọi vùng miền. Tìm hiểu sâu thêm ta sẽ thấy một vài điểm thú vị dưới đây.

Xem nhanh

    Hương và nhang: không có sự khác biệt

    Theo “Từ điển tiếng Việt” của Trung tâm từ điển học do Hoàng Phê chủ biên thì hương hay nhang đều là “vật phẩm làm bằng nguyên liệu có tinh dầu, khi đốt tỏa khói thơm, thường dùng trong việc cúng lễ” (1).

     

    Và trong thực tế, người ta có khi còn không phân biệt vùng miền bởi ngoài Bắc cũng dùng từ nhang rất nhiều. Tác giả Hoàng Hoa trong bài “Đẳng cấp con nhang” viết trên báo Tiền Phong có đoạn: “Thủ nhang một ngôi đền ở Hà Nam chia sẻ hằng năm đền của ông phải đóng góp tiền tỉ cho xã, tự túc kinh phí xây dựng mở rộng đền nên phải trông nhiều vào con nhang…”

     

    Điều này càng chứng minh được rằng từ xưa đã có hai cách nói đối với sản phẩm hương - nhang rồi, chẳng qua là là sau này cách nói nhang được người Nam Bộ ưa chuộng hơn mà thôi. Cần phải chú ý rằng đây chỉ là sự khác nhau khi đối theo cách nói vùng miền với sản phẩm hương - nhang. Chứ với nghĩa khác thì nam bắc đều dùng như nhau, chẳng hạn “hương hoa đất nước” thì người nam đâu có nói thành “nhang hoa đất nước”, “sắc nước hương trời” thì người nam đâu có đổi thành “sắc nước nhang trời”... được.

     

    Hương và nhang viết khác, đọc khác nhưng lại rất liên quan

     

    Trở lại với câu hỏi đã nêu thì xin nói rằng sở dĩ có hiện tượng “trong nam ngoài bắc” như thế thì chỉ đơn giản - hay là rắc rối? vì nhang và hương là hai từ cùng gốc mà chữ Hán là [香] , âm Hán - Việt hiện hành là hương. 

     

    Đầu tiên, chúng ta cần nói về mối quan hệ giữa hai vần ƯƠNG và ANG. Về mối quan hệ này thì ta đã có không ít tiền lệ: cương [鋼] 1 gang; - dưỡng [養] trong cung dưỡng 1 dàng trong cúng dàng; - lượng [两] 1 lạng trong lạng đường, lạng thịt; - nương [娘] 1 nàng; - ngưỡng [仰] trong chiêm ngưỡng 1 ngàng trong ngó ngàng; - trương [張] trong phụ trương 1 trang trong trang sách.

     

    tram-huong-3

     

    Đây là nói về thực tế chứ về lý thuyết thì hương [香] là một chữ thuộc vận bộ dương [陽], một vận bộ nằm trong nhiếp đãng [宕] gồm 2 vận bộ là dương [陽] và đường [唐] mà nội bộ đã có sự chuyển đổi ANG/AC 1 ƯƠNG/ƯƠC. Ngay trong vận bộ dương [陽] thì chữ đứng đầu vận mục của thượng thanh cũng đã đọc theo vần ANG thành dạng [漾] còn 3 chữ đứng đầu thượng, khứ và nhập thanh của vận bộ đường [唐] đều đọc theo vần ANG/AC thành đãng [蕩] , đãng < đạng [宕] và đạc [鐸].

     

    Vậy chẳng có gì lạ nếu hương 1 nhang về mặt vần. Còn về phụ âm đầu H1NH thì sao? Phải nói thẳng rằng rất khó tìm dẫn chứng cho mối quan hệ này nhưng ta vẫn có được một trường hợp hoàn toàn chắc chắn. Đó là chữ nhàn [閑] (thường bị đánh đồng với chữ [閒] ), mà nếu theo đúng thư tịch thì phải đọc thành hàn vì thiết âm lâu đời của nó trong Quảng vận (1008) là: “hộ gian thiết” [戶閒切] . “Hộ gian” thì phải là hàn, chứ không thể là “nhàn”. Hàn (với H) đã biến được thành nhàn (với NH) thì tại sao hương không biến được thành nhang?

     

    Vậy nên chiếu theo nghĩa, hương với nhang là một, mà theo cách phát âm hóa ra cũng chỉ là một mà thôi.

    chu-ky-01-01-01-01

    Có thể bạn quan tâm
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...