HỖ TRỢ

TẠI SAO TRẦM HƯƠNG LÀ ĐỆ NHẤT HƯƠNG?

25/08/2020

Xem nhanh

    1. TRẦM HƯƠNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG TỪ THỜI XA XƯA

    Trầm hương trong lịch sử Việt Nam

    Trầm hương không chỉ là món quà linh thiêng từ trời, mà còn chứa đựng cả nền văn hóa cổ đại của người Việt nam. Suốt chiều dài lịch sử, từ thời Thục An Dương Vương đến nay đã có không ít sử sách nói đến trầm hương Việt Nam. Thế kỷ thứ X, thời Vua Đinh Tiên Hoàng, các nghệ nhân đã dùng gỗ trầm hương để làm hòm gia bảo đựng áo long bào của hoàng đế.


    Trầm hương quý cũng bởi vì nhiều công dụng trong chữa bệnh và định thần, cải thiện sức khỏe. Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh. Ngoài ra, xông tinh dầu trầm hương sau một ngày mệt mỏi và áp lực công việc, giúp giải tỏa căng thẳng, ổn định tinh thần, an thần dễ ngủ, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn 

     

    2. MÙI HƯƠNG THƠM BẬC NHẤT:
    PGS-TS Vũ Xuân Phương, nguyên Trưởng Phòng Thực vật Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, dành gần hết đời mình nghiên cứu các loài thực vật.

    Theo ông Phương, tinh dầu trầm có giá trị đặc biệt, được dùng trong công nghệ chế biến các loại chất thơm, các loại nước hoa cao cấp, đắt tiền; được chế biến thành các loại gia vị, thức ăn cao cấp dùng trong cung đình, cho giới quý tộc. Mùi của trầm vừa có mùi thơm của đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Trên thị trường, các hóa mỹ phẩm có chứa tinh dầu trầm rất được ưa chuộng. Chưa hết, ông Phương còn nhấn mạnh kỳ nam (loại trầm hương đặc biệt) còn có tính năng đặc biệt khác được ví như “vua” của các loài hương đó là tính chất cố định hương (giữ hương thơm được lâu). Bên cạnh đó, trầm hương được coi là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận; có tác dụng giáng khí nạp thận, bình can, tráng nguyên dương; được dùng chủ yếu chữa các bệnh đau ngực, kích dục, tráng dương, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, bổ dạ dày, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, bổ huyết, trợ tim, cấm khẩu và khó thở… Trong tây y, hương trầm còn được dùng để điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là với bệnh ung thư tuyến giáp. Chưa dừng lại, dăm gỗ trầm cũng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt chữa bệnh thấp khớp, đậu mùa, đau bụng và dùng cho phụ nữ sau khi sinh con. Nước sắc từ gỗ trầm còn được biết là có tác dụng kháng khuẩn.


    Theo Hội Trầm Hương Việt Nam chia sẻ về công dụng đặc biệt của trầm hương:

    Trầm hương quý bởi đặc tính dược lý: Trong Đông y, là vị thuốc quý hiếm, vị cay, tính ôn, có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyển, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở, kích dục,… Thì trong Tây y, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh …), bệnh về tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện).

    Tính chất đặc biệt của tinh dầu trầm hương: Tinh dầu trầm hoặc dầu trầm được chiết suất từ trầm hương hoặc từ gỗ cây dó đã tạo trầm, là chất lỏng sánh, màu vàng hoặc màu hổ phách, cho mùi thơm đặc trưng. Sử dụng trong lĩnh vực y dược, hóa mỹ phẩm. Đặc biệt tinh dầu trầm hoặc dầu trầm có tính chất sử dụng vừa phổ biến vừa linh thiêng huyền bí đối với các tín đồ Hồi giáo, nhất là khu vực Trung Đông. Các loại phấn sáp, các loại kem, các loại nước hoa sử dụng các hợp chất huyền dịu của tinh dầu trầm, có khả năng làm biến đổi những đặc tính bên ngoài và bên trong của làn da như: xoá vết nám, vết mụn, vết tàn nhang … làm cho lổ chân lông mở ra hay hẹp lại theo sự thay đổi của khí chất mà không tạo ra những phản ứng phụ cho da. Sử dụng hoá mỹ phẩm có tinh dầu trầm làm cho da dẽ mát dịu, con người thêm tươi tắn, hưng phấn, vì thế chúng được xem như là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp.

    Tính hấp dẫn của hương trầm: Trầm hương có tính chất cháy cao, khi đốt tỏa mùi rất thơm và được cho là hương thơm hữu ích bật nhất. Nhiều nước phương Đông có tập quán đốt trầm hương hoặc nhang sản xuất từ trầm hương trong dịp cúng lễ tổ tiên, đất trời, thần thánh; đốt trầm hương để chữa bệnh, trừ tà, tạo sự may mắn, hưng phấn. Một số tôn giáo đốt trầm hương trong các nghi lễ được xem là vật giao lưu truyền cảm giữa con người của thế giới thực tại với thế giới thần linh. Từ thời cổ xưa đến thế giới ngày nay, trong các cung điện, đền đài nguy nga tráng lệ, các chùa chiềng, thánh thất, đình miếu … đốt trầm hương được coi là hình thức dâng cúng linh thiêng cao quý nhất. Đốt trầm hương, thưởng thức hương trầm được coi là tao nhã, có lợi cho sức khỏe, thể hiện quyền thế, địa vị chính trị – xã hội của con người, nhất là ở Nhật Bản, Đài Loan.

     

    Trầm hương còn sử dụng vào các mục đích khác như: Làm vật cất giữ có giá trị, làm quà biếu bang giao, làm vật trang trí đặc biệt nơi ở của vua chúa, của các vị chức sắc tôn giáo cấp cao, mang theo bên mình hoặc cất giữ trong nhà để phòng gió độc, tạo sự may mắn. Trầm hương còn dùng để ướp xác, để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và một số vật dụng khác.

    3. NHỮNG BẬC TÔN QUÝ THỜI XƯA ƯA CHUỘNG:
    Một thông tin về trầm hương từ diễn đàn Hội bông sen:

    Trong các hàng đặc sản cao quý của Việt Nam, chắc không có nhiều người biết Kỳ Trầm được xếp vào hàng thứ ba chỉ sau Ngọc Trai và Yến Sào. Chắc hẳn ai mê truyện Kiều đều nghe câu thơ “Đốt lò hương ấy, xe tơ phím này”. Lò hương đấy chính là hương trầm, tên đầy đủ gọi là Trầm Hương. Trầm Hương là sinh khí của trời đất kết tinh trong ruột cây gió sống rất lâu năm có khi cả trăm năm tuổi. Theo phân tích của các nhà khoa học, nó là thành phần các chất hữu cơ: Benzyn Aceton, Metoxin Benzyn Aceton và Axit Amin….. Khi tổng hợp thành trầm, thì người ta chia ra 2 loại như sau: Trầm Hương và Kỳ Nam, gọi tắt là Kỳ Trầm.
    + Trầm Hương là thứ có ít dầu, thường có ở cây “gió lưỡi trâu” và “gió cam”
    + Kỳ Nam là thứ có nhiều dầu, tích tụ trong cây “gió bầu”.
    Trầm chỉ là hương liệu phụ để làm thuốc thông thường, nó chỉ quý khi dùng để xản suất nước hoa, hay những chế phẩm làm đẹp cho nữ giới. Loại Trầm kém giá trị nhất là “Trầm tốc hương” thường để làm nén hương (nhang) trầm hương đốt trong gia đình. Nhất là trong những ngày Tết hay những đêm đông lạnh giá không có gia đình nào mà không có. Ở phòng khách những nhà quyền quý, những đấng mặc khách tao nhân, trầm hương là thứ nguyên liệu dùng để đốt lò hương. Còn gì thanh tao cao quý cho bằng, khi y phục chỉnh tề, đợi khách đến mừng xuân mà khói trầm thoang thoảng vương trên tà áo. Nếu là buổi gặp của những “thi sỹ” thì hẳn câu thơ, lời văn quyện với hương trầm thì sức hay không có gì có thể tả nổi. Không phải ngẫu nhiên mà Ma quỷ rất sợ và lẩn tránh nơi có mùi hương trầm, nó cũng là một cách xua đuổi tà ma trong những gia đình buôn bán làm ăn từ thời phong kiến cho tới tận bây giờ. Người ta đốt trầm trong những cái lư đốt trầm. Thường thường trên bàn thờ các gia đình khá giả đều có một cái lư dành để đốt trầm (có nắp, thường là hình con kỳ lân), dưới nắp là những lỗ nhỏ để khói trầm xông lên thoang thoảng, và có quai để xách. Sau cái lư đốt trầm mới là cái lư để cắm hương (nhang).
    Kỳ trầm hoàn toàn là sản phẩm của tự nhiên nên quý và rất khan hiếm. Không thể sinh ra thêm do tác động khoa học kỹ thuật hay bàn tay và khối óc con người. Để có được Trầm – Kỳ, loài cây “gió” phải chịu những vết thương cơ học ở rễ, ở thân cành. Rồi qua hàng chục, có khi cả trăm năm sau, nhựa cây ứa ra quanh vết thương ấy, lại nhờ giọt sương tia nắng làm chất nhựa thấm vào thớ gỗ trong ruột cây rồi dần dần mới thành trầm. Cây gió trầm hương sống hàng trăm năm tuổi nhưng đường kính gốc chỉ 30-40cm. Loài cây này sinh trưởng rất chậm, có khi phải hơn 10 năm mới nở hoa 1 lần, để rồi kết trái, lưu nòi giống cho đời sau. Cho nên bản thân cây gió đã hiếm, không phải núi rừng nào cũng có là lẽ đương nhiên. Có được trầm đã khó nhưng tìm được trầm còn gian nan hơn rất nhiều. Quy định nghề tìm trầm rất khắt khe, kiêng cử đủ đường, thường một đoàn tìm trầm gồm 3 người. Trước khi đi vào rừng tìm trầm, phải tắm rửa cho sạch sẽ, không được gần phụ nữ (kể cả đó là vợ của mình), phải đi chân đất, xuất hành từ lúc nửa đêm, nói chuyện với nhau thật ít, nếu nói thì phải dùng tiếng “lóng” .. Mê tín vậy nhưng ít khi gặp được trầm lắm, có khi 10 người đi thì chín nằm lại. Chao ôi, một sợi khói hương trầm đốt lên, là một thú chơi thanh tao, là hồn dân tộc, cũng thoảng trong đó chút hồn người.

     

    Có thể bạn quan tâm
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...