HỖ TRỢ

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam và những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ

25/08/2020

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam là tết giữa năm, trước để cúng bái tổ tiên, tiền nhân, cầu cho mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc, sau là ước mong diệt hết đau bệnh (sâu bọ) trong người, mong cho cơ thể khỏe mạnh. Tết Đoan Ngọ đã trở thành ngày lễ tết đặc biệt mang đậm văn hóa truyền thống của mỗi người Việt Nam, được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm.

Xem nhanh

    Nguồn gốc Tết Đoan ngọ

    Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

     

    Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích & Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ - META.vn

     

    Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

    Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

    Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

     

    Ăn bánh ú tro Tết Đoan Ngọ như thế nào để không tăng cân?

     

    Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

     

    Một số phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ

    Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

     

    Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

     

    Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? - Báo VTC News

     

    Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

    Phong tục giết sâu bọ ngày Tết Đoan Ngọ

    Trong tiềm thức của người Việt, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong con người thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sinh khí mỗi người. Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5/5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.
    Từ đó, người ta tin rằng dùng một số loại thức ăn có thể giết chết được sâu bọ. Trong đó, nhiều nhất là cơm rượu nếp để giết giun sán và một số loại trái cây như: vải, mận bắc, táo. Theo phong tục, trong mùng 5 tháng 5, nhiều nơi có tục làm mâm cỗ cúng gia tiên; treo lá ngải cứu trước cửa nhà; làm túi ngũ sắc đeo cho trẻ em; lên rừng hái thuốc; khảo cây lấy quả (một người trèo lên cây, một người ở dưới dùng sống dao gõ vào thân cây hỏi lý do ít quả và đe dọa chặt cây nếu cây không sai quả, người trên cây sẽ hứa cho quả sai); hoặc có nơi làm thịt vịt, thịt ngan để mang về bên nhà mẹ, nhà vợ…
    Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…

     

    Tìm hiểu những món ăn truyền thống ngày Tết Đoan ngọ

     

    Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để diệt sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
    Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

    Phong tục đi hái lá thuốc

    Từ ngày xa xưa, vào Tết Đoan Ngọ trẻ nhỏ sẽ được cha mẹ đeo cho túi bùa ngũ sắc để trị tà ma, tránh các loài có nọc độc, diệt trừ sâu bọ. Người lớn thì nhuộm móng tay, móng chân (chừa ngón trỏ vì là ngón thần chỉ) bằng màu từ các loại lá cây để trị tà ma. Ngày nay, nhiều gia đình ở nông thôn và thành thị vẫn ăn cơm rượu, ăn trái cây và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong dịp này.

    TS Trần Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết, ngày nay một số vùng vẫn giữ tục đi hái thuốc ngày mùng 5 tháng 5 bởi vì trong ngày này dược tính đạt mức cao nhất. Các loại thảo mộc được hái nhiều nhất là trà, ngải cứu, đinh lăng, lá bưởi, lá trầu không… Bên cạnh đó, tục treo ngải cứu bảo vệ sức khỏe và tắm nước lá mùi (có thể thay bằng các lá tía tô, lá bưởi, kinh giới…) cũng được nhiều gia đình thực hiện.

     

    Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, những người ở thành phố thường ra chợ hoặc các nhà thuốc mua lá xông về để cả nhà cùng nhau xông trừ các loại ký sinh trùng trong cơ thể.

    Trên đây là những thông tin có thể sẽ hữu ích cho các bạn, để các bạn có thể hiểu hơn về ngày Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 âm lịch. Mong rằng các bạn sẽ có những ngày Tết giữa năm thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân.

    Tham khảo các sản phẩm nhang sạch tại nhangxanh.com nhé.

    Tổng hợp
    Nguồn ảnh Internet

     

    Có thể bạn quan tâm
    Văn khấn giải hạn Tam tai

    Văn khấn giải hạn Tam tai

    Sắm sửa, chuẩn bị lễ vật cúng giải hạn Tam tai đã trở thành một tập tục lâu đời của...
    Tổng hợp văn khấn Tất niên ngày 30 Tết

    Tổng hợp văn khấn Tất niên ngày 30 Tết

    Tổng hợp các bài văn khấn Tất Niên đầy đủ. 
    Tổng hợp văn khấn rằm tháng giêng đầy đủ nhất

    Tổng hợp văn khấn rằm tháng giêng đầy đủ nhất

    Tổng hợp những bài văn khấn Rằm tháng giêng đầy đủ, chính xác nhất, chuẩn theo "Văn khấn cổ truyền...
    Văn khấn ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

    Văn khấn ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

    Văn khấn thần tài mùng 10 tháng Giêng đầy đủ, chính xác nhất, cầu mong một năm mới làm ăn...
    Tổng hợp bài văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất

    Tổng hợp bài văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất

    Rằm tháng Bảy (Lễ Vu Lan) và Rằm tháng Tư (Lễ Phật Đản) là đại lễ, gia chủ cần chuẩn...
    Văn khấn cúng giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ, chồng con

    Văn khấn cúng giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ, chồng con

    Phong tục cổ truyền của người Việt luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ tiên. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu...