HỖ TRỢ

Văn khấn chuyển bàn thờ thần tài

25/08/2020

Chuyển ban thờ thần tài cần phải hết sức thận trọng. Vì lý do phong thủy hay vấn đề nào đó mà gia chủ cần phải chuyển ban thờ thần tài sang một vị trí khác. Nhang Xanh mời các bạn tham khảo bài văn khấn chuyển ban thờ thần tài và những lễ vật hay những lưu ý khi chuyển dưới đây và sử dụng khi cần.

Xem nhanh

    Lễ vật chuẩn bị chuyển bàn thờ thần tài

     

    Bàn thờ Ông Địa Thần Tài có thứ này làm ăn ngày càng vượng


    1. Chuẩn bị lễ: Một con gà lễ.
    2. Một đĩa xôi đỗ.
    3. Một chai rượu trắng, để rót ra ba cái chén.
    4. Một đĩa hoa quả.
    5. Một lọ hoa: 5 bông hoa hồng.
    6. Một đĩa: một quả cau ba lá trầu.
    7. Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
    8. Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
    9. Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
    10. Một bát nước lã sạch.
    11. Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
    12. Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
    13. Sớ thiên di linh vị thần Tài.

     

    Văn khấn chuyển bàn thờ thần tài  

     

    Vẫn đặt ban thờ ở vị trí cũ đặt ba lễ tiền vàng, một cốc nước lã, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông
    Chủ nhà thắp hương mỗi bát hương 3 nén hương, rót một chút rượu ra tay rắc lên ban thờ rồi khấn
    "Nam mô A Di Đà Phật"
    Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
    Hôm nay là ngày: .... tháng ... năm ............ 20...
    Tín chủ con là: .......................tuổi....
    Hiện đang trú tại: ......................................................
    Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.
    Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ "Thiên di linh vị Thần đài" – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ........... sang phòng ......... Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.
    Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
    Tín chủ: ......................... con xin rập đầu kính bái.
    Chờ khoảng một nửa tuần hương, thì lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới bàn thờ. Rồi chuyển ban thờ và các đồ thờ tới vị trí mới, khi hương vẫn đang còn thắp. Khi đặt bát hương lên bàn thờ ở vị trí mới rồi thì hóa toàn bộ số tiền vàng lót dưới, lấy rượu đã rót trong chén rắc vào tro tiền vàng
    Sau đó, bày lễ vật: Xôi gà, hoa quả, tiền vàng mới, rượu, sớ chuyển ban thờ.v.v... trước ban thờ.
    Tín chủ thắp một tuần hương mới vào các bát hương, rót rượu mới ra chén, rắc một chút vào ban thờ và dưới đất rồi khấn:
    "Nam mô A Di Đà Phật"
    Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
    Hôm nay là ngày: .... tháng .... năm ........... 20.....
    Tín chủ con là: ............... tuổi.....
    Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.
    Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.
    Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:
    Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)
    Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)
    Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách.
    Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)
    ......... quốc - (Hà nội).......... thị - ......... quận – ........... phố, ...... ngõ, .....số
    Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)
    Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)
    Kim thần tín chủ:.................tuổi......Ngũ thập tứ tuế.
    Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần
    Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.
    Thượng phụng - Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)
    Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa - Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.
    Thiên vận: ......... niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật

    Lễ tạ lập bàn thờ thần tài

     

    Hướng dẫn thủ tục, cách bỏ bàn thờ thần tài cũ chuẩn nhất - Gốm Đại Việt

     

    Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:
    Hôm nay là ngày ... tháng .... năm ......... 20.......
    Tín chủ con là:..............., ........ tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
    Kính xin chư vị phù độ cho .................... chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.
    Tín chủ: ......................... cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!
    Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).
    Những lưu ý khi chuyển bàn thờ thần tài
    Trước khi chuyển bàn thờ thần tài, hãy xem trước hướng phong thủy đặt bàn thờ. Mỗi người sẽ phù hợp với một hướng khác nhau, hướng đặt bàn thờ thần tài cần phải là hướng hợp với mệnh của chủ.

     


    10 điều đại kỵ khi lễ lập ban thờ Thần Tài:


    Công việc kinh doanh của công ty, cửa hàng đang thuận lợi bỗng nhiên ngưng trệ một cách bất thường, khách hàng cứ hẹn đến rồi lại không thấy đâu, khách tự nhiên bỏ sang cửa hàng bên cạnh, cuối năm nợ chây ỳ khó đòi ... chuyên gia phong thủy sẽ giúp bạn lý giải tại sao lại có sự bất thường khó hiểu này.
    Bàn thờ Thần Tài ở công ty, cửa hàng của bạn rất có thể đã phạm phải không ít vấn đề trong 10 điều thiếu sót rất hay gặp về phong thủy ban thần tài như sau:
    1. Bát hương và ông Thần Tài, Thổ Địa, bộ đồ thờ sứ mua về đặt luôn lên ban thờ mà quên không lau rửa sạch sẽ hoặc không lau nước gừng trước khi thờ cúng.
    2. Bát hương Thần Tài và Ông Thần Tài, Ông Thổ Địa không có nhãn chữ nho, không có cốt chữ nho, không có gói Thất Bảo (vàng bạc châu báu) hoặc cũng không rõ là bên trong có gì hay không mà cứ thế thờ cúng.
    3. Không có Bùa Cầu Tài chữ nho và Bài vị chữ nho bằng gương
    4. Quay ban thờ vào các hướng đại kỵ bản mệnh gia chủ: Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Họa Hại, Ngũ Quỷ
    5. Khu vực thờ cúng bừa bãi, không lau dọn sạch sẽ ban thờ, để ban thờ bụi bặm, lộn xộn, thiếu trang nghiêm...
    6. Thiếu 3 hũ gạo, muối, nước
    7. Thiếu bát nước Minh Đường Tụ Thủy
    8. Thiếu ông cóc, hoặc ông cóc không được khai quang điểm nhãn, không biết cách quay ông cóc để đón và giữ lộc
    9. Ban thờ đặt ngay dưới hoặc đối diện đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay...
    10. Không được lễ thỉnh thần tài thổ địa về nhập vào tượng và bát hương theo đúng khoa giáo chữ nho cổ truyền mà mua tượng thần tài về khấn nôm chung chung, sắm lễ không chu đáo dẫn đến làm ăn bị mất lộc, thăng giáng thất thường...

    Trên đây là những thông tin có thể sẽ hữu ích cho các bạn, để các bạn có thể hiểu hơn về ngày Thần Tài và cách bày biện bàn thờ Thần Tài.

    Tham khảo các sản phẩm nhang sạch tại nhangxanh.com nhé.

    Tổng hợp
    Nguồn ảnh Internet

     

    Có thể bạn quan tâm
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...