Mùi thơm của hương liệu nằm ở khoảng giao giữa thế giới vật chất và tinh thần. Khứu giác của nhân loại rất mạnh mẽ và nhạy cảm, so với xúc giác, vị giác hoặc thị giác trước sắc màu phong phú, thính giác với âm thanh đa dạng, các loại hương thơm lan tỏa trong không khí luôn khiến con người khó có thể trực tiếp phán đoán đó là gì. Bởi vì hương thơm cũng giống như thần linh trong thần thoąi, không thể chạm vào được, nhưng lại cảm giác được, phiêu diêu trong không gian hiện thực và thế giới thánh thần. Mùi thơm của hương liệu có một sức mạnh đặc thù, có thể khơi dậy sự liên tưởng và trí nhớ trong đại não của người ngửi thấy nó, mang đến cảm thụ vui vẻ và sự ấm áp cho con người, cüng có thể lập tức thay đổi trạng thái của con người, tiêu trừ sự cách trở của thời gian
Xem nhanh
Nhắc đến “hương”, điều đầu tiên mọi người liên tưởng đến, chính là làn khói hương nghi ngút vấn vương, thật là một tưởng tượng phiêu diêu tự tại. Trong tâm trí của mọi người châu Á hương mang một hình tượng vô cùng đẹp đẽ. Từ những mùi hương phong phú trong giới tự nhiên, đến các loại nước hoa, hương liệu, hương phẩm do con người sáng chế, mỗi khi sử dụng đều lan tỏa vẻ quyến rũ đặc biệt.
Từ trước khi con người học được cách sử dụng hương liệu, trong thiên nhiên đã có vô số hoa cỏ, cây lá vẫn âm thầm tỏa ngát hương thơm suốt hàng nghìn vạn năm
Khi nhân loại biết cách phân biệt các loại thực vật và động vật có thể tỏa ra hương thơm, biết cách sử dụng lửa, từ đó, đã mở ra được cánh cửa bước vào thế giới thần bí của hương thơm, việc sử dụng hương liệu đã trở thành những bữa tiệc về tinh thần mang lại cho chúng ta những cảm thụ đẹp đẽ. “Hương” là một trong những sản phẩm văn hóa tuyệt đẹp trong văn hóa của nhân loại, đem lại sự rung động cho con người.
Mùi thơm của hương liệu nằm ở khoảng giao giữa thế giới vật chất và tinh thần. Khứu giác của nhân loại rất mạnh mẽ và nhạy cảm, so với xúc giác, vị giác hoặc thị giác trước sắc màu phong phú, thính giác với âm thanh đa dạng, các loại hương thơm lan tỏa trong không khí luôn khiến con người khó có thể trực tiếp phán đoán đó là gì. Bởi vì hương thơm cũng giống như thần linh trong thần thoąi, không thể chạm vào được, nhưng lại cảm giác được, phiêu diêu trong không gian hiện thực và thế giới thánh thần.
Mùi thơm của hương liệu có một sức mạnh đặc thù, có thể khơi dậy sự liên tưởng và trí nhớ trong đại não của người ngửi thấy nó, mang đến cảm thụ vui vẻ và sự ấm áp cho con người, cüng có thể lập tức thay đổi trạng thái của con người, tiêu trừ sự cách trở của thời gian.
Tuy sự ảnh hưởng này không phải ai cũng đều cảm thụ được rõ ràng, rất nhiều khi chỉ là cảm giác mơ hồ như có như không, nhưng trong phạm vi ảnh hưởng của văn hoá của văn hoá hương, những biểu hiện đó lại rất cụ thể và tinh tế, không thể xem thường.
Tập tục xông hương bắt nguồn từ tín nguỡng tôn giáo. Vào thời thượng cổ, con người vẫn chưa thể giải thích được các hiện tượng trong thế giới tự nhiên, cảm thấy giới tự nhiên vô cùng thần bí không thể đoán biết nên họ hy vọng có thể dựa vào sức mạnh của tổ tiên hoặc thần minh để xua tà đuổi dịch, có được cuộc sống no ấm. Vì thế, họ đã đi tìm một công cụ để giúp họ đối thoại với thần linh.
Do con người cảm thấy thân và linh hồn đều bất định, không thể nắm bắt, như có như không, trong giới tự nhiên, ngoài mây và sương mù (những nơi khói mây mù mịt cũng thường được coi là nơi cư trú của thần tiên, chỉ có thắp hương mới có đặc trưng này, vì thế người cổ đại dường như đã tìm được một phương pháp liên lạc với thần linh và tổ tiên, đó chính là thắp hương.
Văn hóa hương được phát triển cùng với văn minh nhân loại. Nhân loại từ rất sớm đã biết sử dụng các loại hương liệu thiên nhiên để đeo bên mình hoặc đốt sau đó tiến thêm một bước, họ đã biết gia công các hương liệu, chế tác thành các loại hương phẩm như dầu thơm, nước hoa hoặc bột hương, que hương, đến ngày nay đã xuất hiện rất nhiều loại tinh dầu thů công.
Trong nhüng giai đoạn khác nhau, hương cũng tiếp tục phát triển thành các hình thái khác nhau, điều này đã chứng tỏ được rằng sự yêu thích của con người đối với hương liệu trải qua hàng nghìn năm vẫn không hề thay đổi. Mục đích sử dụng của hương, từ chỗ làm sạch môi trường, tượng trưng cho địa vị, thờ cúng trong tôn giáo và trị bệnh trong y dược của thời kỳ đầu, về sau đã phát triển thành các hàm nghĩa văn hóa nhu xua tà khử uế, giao lưu về tâm linh, hình thành nên văn hóa hương vô cùng phong phú.
Nguồn: Sách ” Cách sử dụng Hương trong Phật Giáo- Đại đức Thích Minh Tông “