Dưới đây là những bài văn khấn Táo quân (văn khấn 23 tháng Chạp) chuẩn nhất mà gia chủ có thể sử dụng trong nghi lễ.
Xem nhanh
Ông Táo (Táo quân) là vị thần xem xét tội phước của mọi nhà, ghi chép các việc làm lành, dữ của mọi nhà. Hàng năm đúng ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên Thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc hoàng. Người Việt thường sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo về chầu trời nhằm cầu mong may mắn, thuận hòa trong nhà. Dưới đây là những bài văn khấn Táo quân (văn khấn 23 tháng Chạp) chuẩn nhất mà gia chủ có thể sử dụng trong nghi lễ.
Theo quan niệm của người Việt, Táo quân là vị thần quanh năm chỉ ở trong bếp (nên còn gọi là Vua Bếp) nên biết tường tận mọi chuyện trong nhà. Do đó. bàn thờ ông Táo được đặt trong gian bếp với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, nhà cửa êm đẹp, gia đạo thuận hòa, sung túc. Ngày 30 hàng tháng, ông Táo chép lại chuyện tốt xấu để dâng sớ lên Ngọc Hoàng, một mai chẳng sai, dâng trời thưởng phước hoặc giảng hòa, báo ứng như bóng theo hình nên gọi là “bị họa tội làm ác, hưởng phước nhờ làm lành”. Trong “Bão phác tử” của Tấn Cát Hồng còn nói: cứ vào cuối tháng, Táo thần lại về trời để phản ánh tình hình nhân gian. Nếu ai có lỗi với Táo thần sẽ bị tố cáo với Ngọc Hoàng. Người phạm phải tội nghiêm trọng sẽ bị cắt bớt 300 ngày sống, còn tội nhẹ thì 100 ngày sống. Vì vậy, người ta tin rằng nếu thành tâm kính phục ông Táo và làm nhiều việc phước lành sẽ gặp may mắn. Ngược lại, nếu không thành kính ông Táo sẽ gặp phải tai ương, xui xẻo.
Tục truyền, ngày 23 tháng Chạp hàng năm ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời. Ở hạ giới, người dân làm lễ rất trọng thể để đưa tiễn. Những lễ vật thường thấy trên mâm lễ thường là: mũ, áo, hia, giấy tiền vàng mã… Tùy theo gia cảnh, ngoài các lễ vật chính, người ta thường bày mâm chay mặn và đọc văn khấn đưa ông Táo về trời. Nếu việc thắp nhang là sợi dây vô hình kết nối hai cõi tâm linh thì văn khấn chính là ngôn ngữ, biểu thị tâm tư, sở nguyện của gia chủ muốn bày tỏ với bề trên. Vì vậy, những dịp quan trọng như Tết ông Công, ông Táo không thể thiếu các bài văn khấn ông Táo lên chầu trời (văn khấn 23 tháng Chạp).
Văn khấn ông Táo ngày 23 tháng Chạp là phần quan trọng, không thể thiếu sót trong lễ tiễn Táo quân về trời. Qua những kiến thức đã chia sẻ bên trên, Nhang Xanh hy vọng bạn đọc đã nắm cho mình được nội dung và ý nghĩa của bài khấn Táo quân ngày 23 tháng Chạp.
Từ xa xưa, tập tục thờ cúng ông Công ông Táo và hóa vàng để tiễn ông Táo về trời đã là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng dễ lãng quên đi những truyền tốt đẹp ấy. Tuy nhiên, ông Công ông Táo vẫn là vị thần được người người nhà nhà tôn kính, trân trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách: