HỖ TRỢ

Ý nghĩa và bài văn cúng ngày 30 tết của người Việt

22/02/2021

Tìm hiểu ý nghĩa của văn hóa cúng ngày 30 Tết và bài văn cúng 30 Tết của người Việt Nam.

Xem nhanh

    Trong văn hóa truyền thống của người Việt, ngày Tết cổ truyền mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là ngày gia đình sum họp, con cháu quây quần bên nhau, mà đây còn là dịp để con cháu tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên. Chính vì thế nên có tục lệ vào chiều cuối cùng của năm con cháu cúng bữa cơm Tất niên để rước ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết. Cùng Nhang Xanh tham khảo bài viết về chủ đề bài cúng 30 tết dưới đây để biết bài cúng gia tiên chiều 30 Tết năm 2021 Tân Sửu.

    Ý nghĩa của bài cúng ngày 30 Tết của người Việt

    Ngày 30 tháng chạp là ngày cuối cùng của năm Âm lịch, đánh dấu cột mốc kết thúc một năm cũ, để đón chào một năm mới lại đến. Vì thế, vào ngày này, mỗi gia đình Việt đều đã sửa sang, dọn dẹp, sửa sang nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất mọi thứ trong nhà để chào đón một năm mới.

     

     

    Việc cúng rước gia tiên ngày 30 Tết nhằm thể hiện lòng thành kính biết ơn, hiếu thảo của con cháu đến với ông bà, tổ tiên và vong linh của những người đã khuất. Hơn nữa đây còn là sự cảm tạ tới tổ tiên đã phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình một năm vừa qua. Bài văn cúng ngày 30 Tết cúng rước gia tiên cũng là nghi thức mời ông bà tổ tiên, vong linh đã khuất trong dòng họ về với gia đình để cùng sum vầy, tụ họp và ăn Tết cùng với gia đình.

     

    Bài cúng rước ông bà ngày 30 tết nhằm giúp cho chủ nhà chuẩn bị được lời khấn cúng một cách suôn sẻ, thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn sâu sắc đến các vị tổ tiên. Vì vậy, việc chuẩn bị văn khấn 30 Tết rước tổ tiên ngày 30 Tết cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và trang nghiêm.

     

     

    Bài văn cúng gia tiên chiều 30 Tết cuối năm 2020, đầu năm 2021 sẽ được sử dụng cho các gia đình trong dịp cúng Lễ Tất Niên cuối năm. Phong tục cúng chiều 30 Tết thường diễn ra ở thời điểm năm cũ sắp qua đi và chuẩn bị đón chào những ngày đầu năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm cuối năm kèm theo đó là một mâm lễ cúng tổ tiên gọi là Lễ Tất niên. Thông thường Lễ Tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 tết hoặc 29, 28, 27 Âm lịch…

    Bài cúng chiều 30 Tết

    Nam Mô A-di-đà Phật! (3 lần)

    - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

    - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

    - Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

    - Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

    - Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

    - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

    - Con kính lạy chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, tiên linh nội ngoại họ ...

    Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...

    Tín chủ (chúng) con là: ...

    Ngụ tại...

    Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

    Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

    Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

    Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

    Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

     

    Trên đây là bài khấn cúng gia tiên chiều 30 Tết Nhang Xanh muốn chia sẻ với quý bạn đọc. Mong rằng bài viết này có thể giúp chủ nhà chuẩn bị được lời khấn cúng gia tiên chiều 30 Tết một cách suôn sẻ, để năm mới gặp nhiều niềm vui và thuận lợi.

     

    Nguồn Tổng hợp

    Nguồn hình Internet

    chu-ky-01-01-01-01
    Có thể bạn quan tâm
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...