HỖ TRỢ

Lý do gia chủ phải đốt đèn, thắp nhang liên tục 100 ngày sau khi đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa

25/08/2020

Ban thờ Thần Tài – Ông Địa thường để dưới đất. Nhưng theo quan niệm dân gian, các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch

Xem nhanh

    Thờ Thần Tài – Ông Địa đã ăn sâu vào quan niệm của người Việt từ nhiều đời nay, với mong muốn cầu tài lộc, kinh doanh phát đạt. Trong bài trước, chuyên mục Phong thủy thường thức đã trình bày sơ lược về nguồn gốc, chọn hướng đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa. Bài viết này, xin tiếp tục những lưu ý, kiêng kỵ cần biết khi thực hành nghi thức cúng lễ quan trọng này.

    Sắp lễ trên ban thờ


    Ban thờ Thần Tài – Ông Địa thường để dưới đất. Nhưng theo quan niệm dân gian, các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó, mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất linh diệu.

     

    Vị trí ông Địa - ông Thần Tài | Gia Phả Dòng Tộc

    Một điều lưu ý là khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ nhưng không thể thiếu đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, người dân có quan niệm mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt).

    Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày Rằm, mùng Một, lễ, Tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

     



    Những kiêng kỵ cần tránh


    Gia chủ cần lưu ý, tuyệt đối không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn. Mùng 10 Âm lịch hàng tháng là cúng Thần Tài ; Mùng 2 và 16 Âm lịch hàng tháng là cúng cô hồn.

    Vì đãng trí, nhiều người mua bộ đồ thờ sứ (gồm bát hương, tượng Thần Tài – Ông Địa) về thì đặt luôn lên ban thờ mà không lau rửa, vệ sinh. Nếu cẩn trọng, gia chủ cần dùng nước gừng rửa sạch sẽ trước khi thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ điều này. Bên cạnh đó, bát hương Thần Tài và Ông Thần Tài, Ông Thổ Địa không có nhãn chữ nho, không có cốt chữ nho, không có gói Thất Bảo (vàng bạc châu báu) hoặc cũng không rõ là bên trong có gì hay không mà cứ thế thờ cúng. Không có bùa Cầu Tài chữ nho và bài vị chữ Nho bằng gương.


    Một sai lầm khác nhiều người thường mắc, đó là chưa xem hướng bàn thờ thần tài theo tuổi mà chỉ biết đến cách truyền miệng là đặt ban thờ bên trái, quay ra ngoài cửa dẫn đến quay ban thờ vào các hướng đại kỵ bản mệnh gia chủ: Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Họa Hại, Ngũ Quỷ gây hao hụt tài lộc. Khu vực thờ cúng bàn thờ thần tài bừa bãi, không lau dọn sạch sẽ ban thờ, để ban thờ bụi bặm, lộn xộn, thiếu trang nghiêm…

    Trên ban thờ, không thể thiếu ba hũ gạo, muối, nước và bát nước Minh Đường Tụ Thủy. Thiếu ông cóc, hoặc ông cóc không được khai quang điểm nhãn, không biết cách quay ông cóc để đón và giữ lộc. Ban thờ đặt ngay dưới hoặc đối diện đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay, bị góc nhọn đâm vào, quá nhiều ánh sáng…

    Không được lễ thỉnh thần tài thổ địa về nhập vào tượng và bát hương theo đúng khoa giáo chữ nho cổ truyền mà mua tượng thần tài về khấn nôm chung chung, sắm lễ không chu đáo dẫn đến làm ăn bị mất lộc, thăng giáng thất thường… Bộ đồ sứ thờ có màu xung khắc với bản mệnh: V dụ như gia chủ mệnh Hỏa hoặc Thổ lại dùng bát hương màu xanh thuộc Thủy là bị xung khắc.

    Những kiêng kỵ này, gia chủ cần biết để tránh phạm phải để việc thực hành nghi thức thờ Thần Tài – Ông Địa được trang nghiêm, đúng phép. Có như vậy, tài lộc mới theo về.

    *Bài viết có tính chất tham khảo cho những người quan tâm

    Nguồn http://giadinh.net.vn

     

    Có thể bạn quan tâm
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...