HỖ TRỢ

Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài giúp thu hút tài lộc

25/08/2020

Cách thờ cúng ông Địa thần Tài sao cho đúng và chính xác không hề khó. Trong nhiều gia đình, nhất là những người làm kinh doanh, buôn bán thường có ban thờ cúng thần Tài, ông Địa với mong muốn gặp nhiều may mắn và tài lộc. Tuy vậy làm sao để thờ cúng thần Tài, ông Địa đúng cách và hợp Phong thủy? Nhang Xanh mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách thờ cúng ban thờ thần tài giúp mang lại nhiều tài lộc cho cả gia đình.

Xem nhanh

    1. Ý nghĩa thờ cúng thần Tài và ông Địa trong phong thủy

     

    Cách Thờ Cúng Ông Địa Thần Tài Hàng Ngày, Rằm, Mùng Một | by Mai Lan Oanh |  Medium


    Theo phong thủy học, thần Tài và ông Địa là một cặp thờ. Về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 thần Tài nhưng thực chất mỗi vị lại đại diện cho 5 vị thần.


    Thần Tài:


    • Hắc Thần Tài,
    • Thanh Thần Tài
    • Bạch Thần Tài
    • Xích Thần Tài
    • Hoàng Thần tài là vị chủ chốt


    Ông Địa cũng đại diện cho 5 ông :


    • Đông phương Thanh Đế
    • Tây phương Bạch Đế
    • Nam phương Xích Đế
    • Bắc phương Hắc Đế
    • Trung ương Huỳnh Đế

     

    2. Những lễ vật dâng cúng thờ thần Tài, ông Địa


    Khi thờ thần tài, người ta thường cúng hoa quả còn thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê.
    Theo truyền thống người Hoa trọng khấn vái thần Tài nhiều còn người Việt lại quen thuộc với ông Địa.
    Vai trò của thần Tài rất được xem trọng, mọi nhà lo việc trang trí nhà cửa, sửa soạn đồ lễ thờ cúng thần tài sạch sẽ đầy đủ. Nếu tượng đã quá cũ hoặc hỏng thì cần thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ đã cũng cũng nên thay thế ban thờ mới.
    Mọi người tin rằng khi bàn thờ thần Tài ngăn nắp, sạch sẽ trong năm mới thì làm ăn sẽ phát tài.

    Mâm cỗ cúng Thần tài cần có những món gì? - Báo Kiến Thức

     

    3. Những điều cần lưu ý khi thờ cúng thần Tài, ông Địa


    Để thờ cúng thần Tài, ông Địa đúng cách, mỗi gia đình cần tìm hiểu rõ quy trình, cách thức và cần chú ý đến 4 điều dưới đây: 


    Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ


    Mặc dù bàn thờ thần tài, ông Địa thường đặt dưới đất nhưng những vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì thế bạn cần giữ cho các vị này luôn sạch sẽ trong quá trình thờ cúng.
    Khi trời mưa to, bạn nên bê tượng Thần tài, ông địa, ông Cóc đặt vào một cái thau sạch và để tắm mưa khoảng 15 phút ngoài trời sau đó mang vào lau khô, xịt nước hóa và thắp hương cầu khấn.

     

    Khi thờ cúng thần tài và ông Địa


    Như phần trên đã đề cập, có một số đồ được sử dụng làm đồ lễ cúng nhưng thường thì người ta dùng đồ ngọt, hoa quả hoặc cúng thịt quay.
    Ở Sài Gòn thường bán riêng một loại tiền dùng để cúng thần Tài, ông Địa gồm một bộ trong đó có tiền Quý nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đúc những hình Thần Tài khắp bề mặt). Loại tiền này không có ở miền Bắc.


    Cách thắp hương (nhang) khi mới lập bàn thờ


    Sau khi lập bàn thờ, gia chủ nên thắp 100 ngày nhang liên tục để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không được tắt đèn trên bàn thờ vì chúng như những ngọn đèn chiếu đường cho các vị giáng trần.
    Việc thắp hương trong 100 ngày không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thay nước và thắp một nén hương sạch. Khi cần cầu xin điều gì thì cắm 3 nén hương theo hàng ngang.

     



    Trong ngày rằm, mùng 1, lễ tết cần thắp 5 nén theo hình chữ thập. Để bát hương có tàn đẹp và tụ khí tốt bạn nên dùng loại hương cuốn tàn. Khi bát hương quá nhiều chân hương thì đến ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo về trời rút chân hương và hóa cùng tiền vàng. Sau khi hóa xong đổ chút rượu lên đám tro.


    Không để hoa, lá yếu trên bàn thờ


    Khi gia đình thờ cúng thần Tài, ông Địa tuyệt đối không được để hoa lá úa trên bàn thờ vì sẽ khiến làm ăn khó khăn.

    Trên đây là những thông tin có thể sẽ hữu ích cho các bạn, để các bạn có thể hiểu hơn về cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài giúp thu hút tài lộc nhé.

    Tham khảo các sản phẩm nhang sạch tại nhangxanh.com nhé.

    Tổng hợp
    Nguồn ảnh Internet

     

    Có thể bạn quan tâm
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...