Tết Đoan Ngọlà một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc sắc nhất trong văn hóa Á Đông. Diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, Tết Đoan Ngọ mang trong mình những phong tục và nghi lễ phong phú, phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa đời sống tâm linh và văn hóa ẩm thực của các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỗi dân tộc lại có những cách thức riêng biệt để kỷ niệm ngày lễ này, tạo nên một bức tranh đa dạng và thú vị về Tết Đoan Ngọ. Hãy cùng Nhang Xanh khám phá 5 điều thú vị về Tết Đoan Ngọ mà có thể bạn chưa biết, để hiểu hơn về ý nghĩa và những phong tục độc đáo xung quanh ngày lễ đặc biệt này.
1. Sâu bọ trong tết đoan ngọ là gì?
Khi nghe đến cụm từ "diệt sâu bọ," nhiều người thường nghĩ đến việc bảo vệ mùa màng khỏi các loài côn trùng gây hại. Tuy nhiên, sâu bọ trong Tết Đoan Ngọ còn mang một ý nghĩa khác sâu sắc hơn. Theo quan niệm dân gian, sâu bọ không chỉ ám chỉ các loài côn trùng mà còn tượng trưng cho các loại ký sinh trùng, vi khuẩn có hại trong cơ thể con người.
Vào ngày này, người ta tin rằng các loại sâu bọ trong cơ thể sẽ trỗi dậy mạnh mẽ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần tiêu diệt chúng bằng cách ăn những món ăn đặc biệt có tác dụng thanh lọc cơ thể. Những món ăn như cơm rượu nếp, trái cây có vị chua (như mận, vải, xoài) được cho là có khả năng tiêu diệt sâu bọ, mang lại sự cân bằng và sức khỏe cho cơ thể.
2. Tết Đoan Ngọ ở mỗi quốc gia sẽ có tên gọi khác nhau
Tết Đoan Ngọ không chỉ là ngày lễ riêng của Việt Nam mà còn được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á khác, nhưng mỗi nơi lại có những phong tục và truyền thống riêng chứ không chỉ là vấn đề bảo vệ mùa màng hay sức khỏe bản thân giống như người Việt:
- Trung Quốc: Ở đây, Tết Đoan Ngọ được gọi là Lễ Hội Thuyền Rồng (Duānwǔ Jié). Ngày lễ này nổi tiếng với các cuộc đua thuyền rồng sôi động, diễn ra để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên, người đã nhảy sông tự vẫn để phản đối sự mục nát của triều đình. Bên cạnh đó, người dân cũng ăn bánh ú tro (zongzi) và treo các bùa hộ mệnh bằng ngải cứu để xua đuổi tà ma.
- Hàn Quốc: Ở “xứ sở kim chi” thì những ngày lễ này được gọi là Dano (ngày của thánh nhân). Người Hàn Quốc thường tổ chức các hoạt động như tắm trong nước hoa, đu dây và nhảy múa để cầu may mắn và sức khỏe. Món ăn truyền thống trong dịp này là surichwi-tteok, một loại bánh gạo làm từ cây thảo dược suri chwi. Đặc biệt, lễ hội Gangneung Dano ở tỉnh Gangwon Hàn Quốc được Unesco vinh danh là tài sản phi vật thể.
- Nhật Bản: Còn với đất nước mặt trời mọc Tết Đoan Ngọ được gọi là Tango no Sekku, là một trong năm ngày lễ chính của Nhật Bản. Ngày này thường được gọi là "Ngày Thiếu Nhi" và là dịp để các gia đình cầu mong sức khỏe và sự thịnh vượng cho con cái. Người Nhật thường treo cờ cá chép (koinobori) và ăn bánh kashiwa-mochi
3. Bí quyết diệt sâu bọ
- Bánh tro: Bánh tro (hay bánh ú tro) là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Được làm từ gạo nếp và gói trong lá chuối hoặc lá tre, bánh tro có hương vị thanh mát, dẻo thơm. Người ta tin rằng ăn bánh tro sẽ giúp thanh lọc cơ thể.
- Cơm rượu nếp: Vào sáng sớm Tết Đoan Ngọ, người Việt thường ăn cơm rượu nếp để "giết sâu bọ". Cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp, ủ men để lên men, có vị ngọt nhẹ và hơi cay. Đây được coi là món ăn giúp tiêu diệt các loại ký sinh trong cơ thể.
- Trái cây chua: Các loại trái cây như mận, vải, xoài, đặc biệt là các loại quả có vị chua, thường được ăn vào dịp này. Người xưa tin rằng, vị chua của trái cây sẽ giúp tiêu diệt các loại sâu bọ trong dạ dày.
- Tắm lá mùi: Một phong tục thú vị khác là tắm lá mùi. Người ta sẽ dùng các loại lá cây như lá mùi, lá bưởi, lá khế để đun nước tắm. Điều này không chỉ giúp thư giãn mà còn mang lại cảm giác sảng khoái, xua tan mệt mỏi và tà khí.
- Bùa ngải và cành xương rồng: Một số gia đình còn treo cành xương rồng hoặc các bùa ngải tại cửa ra vào để xua đuổi tà ma và điều xấu. Đây là phong tục mang tính chất bảo vệ và cầu mong may mắn.
- Thắp hương: Đây là điều không thể thiếu trong bất kỳ ngày lễ truyền thống nào, việc thắp hương không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là một cách để chúng ta xong nhà, tẩy uế bản thân.
4. Những điều cấm kỵ trong những ngày này
Dù ở bất cứ đâu thì mỗi nền hóa đều có những câu chuyện thú truyền tai nhau về những điều nên hay không nên làm trong dịp Tết Đoan Ngọ
- Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
5. Dù ở đâu thì Tết Đoan Ngọ cũng là dịp đoàn viên
Tết Đoan Ngọ không chỉ là một ngày lễ truyền thống với nhiều phong tục độc đáo mà còn là dịp để chúng ta nhớ về cội nguồn, bảo vệ sức khỏe và tận hưởng những giây phút đầm ấm bên gia đình. Nhang Xanh kính chúc mọi người một Tết Đoan Ngọ thật vui vẻ và ý nghĩa!