HỖ TRỢ

Văn khấn xin tỉa chân nhang ngày cuối năm

25/08/2020

Xem nhanh

    Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo bài văn khấn xin tỉa chân nhang (lễ bao sái) ngày cuối năm - một thủ tục tâm linh các gia đình hay tiến hành đúng ngày ông Công ông Táo.

    Lễ tỉa chân nhang ngày cuối năm rất được người Việt coi trọng. Ngoài ý nghĩa tâm linh, việc làm này cũng làm cho ban thờ gọn gàng sạch sẽ, an toàn. Xin giới thiệu để bạn đọc quan tâm tham khảo bài văn khấn xin tỉa chân nhang ngày cuối năm.

     

    Nên tỉa chân hương vào ngày nào, tại sao phải tỉa chân hương? | Reatimes.vn

    Tiến hành lễ tỉa chân nhang ngày cuối năm:


    Để tiến hành lễ tỉa chân nhang ngày cuối năm, các gia chủ cần sắm một số đồ lễ như sau:

    - 1 đĩa xôi

    - 1 miếng thịt luộc

    - 1 đĩa hoa trái theo mùa

    - 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ

    - 3 chén rượu nhỏ

    - 1 tách nước dôi để nguội

    - 3 lễ tiền vàng

    - 2 lọ hoa

    Bài văn khấn xin tỉa chân nhang ngày cuối năm:


    Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

    Con Nam mô A Di Đà Phật

    Con Nam mô A Di Đà Phật

    Con xin kính lạy :

    - Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia ;

    - Con tấu lạy Thần linh đất nước;

    - Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ ;

    - Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.

    - Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.Họ ......, Họ ......: Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.“ Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)

    “Linh xuất lô nhang” (3 lần)

    *Bài viết chỉ có tính chất tham khảo cho những người quan tâm

    Nguồn: https://tintucvietnam.vn/

     

    Có thể bạn quan tâm
    GIAN NAN

    GIAN NAN "NGẬM NGÃI" TÌM TRẦM

    “Phu trầm” có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Bởi, nó...
    Ý nghĩa số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

    Ý nghĩa số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

    Trong cuộc sống hàng ngày, dù đứng trước bàn thờ nhiều lần nhưng vẫn có không ít người không phân...
    Nhang trầm – Nét đẹp của văn hoá tâm linh người Việt

    Nhang trầm – Nét đẹp của văn hoá tâm linh người Việt

    Thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hoá truyền thống không thể thiếu...