HỖ TRỢ

Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

12/07/2024

Rất nhiều gia đình vẫn chưa biết, việc rút chân nhang Thần Tài cần phải lựa chọn ngày lành để mọi việc thuận lợi. Vậy nên rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào là tốt nhất? Phù hợp phong thủy nhất? Cần chuẩn bị những gì cho dịp này? Hãy cùng nhang Xanh giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây:

Xem nhanh

    Rút chân nhang thần tài vào ngày nào?

    Thông thường, thời điểm thích hợp nhất để rút chân nhang là ngày 23 tháng chạp hàng năm. Đây lúc kết thúc một năm cũ vừa qua nên cần phải bốc lại bát hương mới. Người Việt từ xưa đến nay vô cùng quan trọng lễ nghi, nhất là các lễ cúng hoặc nghi thức liên quan đến thần linh, do đó, ngày để rút chân nhang cần phải lựa chọn “ngày lành tháng tốt” và thông thường là vào dịp cuối năm để thực hiện.

     

    Thế nhưng, hiện nay việc thắp nhang được chúng ta thực hiện thường xuyên, vậy nên chân nhang dày có thể gây mất thẩm mỹ, vệ sinh hoặc tệ hơn là dễ gây ra nguy cơ cháy nổ. Cho nên nhiều chuyên gia đã chỉ ra việc rút chân nhang bàn thờ thần tài có thể thực hiện trong năm, chúng ta chỉ cần chọn giờ lành ngày tốt là có thể làm rồi.

     

    Xem thêm bài viết

    Chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa có được rút không?

    Nếu gia đình chỉ thờ Thần Tài, việc rút chân nhang hàng năm vô cùng cần thiết. Nhưng ngày nay, Thần Tài và Thổ địa thường được thờ cùng một nơi. Nhiều gia đình thắc mắc chân nhang bàn thờ Thần Tài và ông Địa có được rút hay không?

     

    Câu trả lời là có. Tại một số địa phương, chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa vẫn cần phải rút hàng năm. Thời gian rút cũng tương tự đối với nơi chỉ thờ cúng Thần Tài. Ngoài ra, trước khi rút, gia đình cũng cần phải chuẩn bị một số lễ cúng chu đáo.

     

    bo-do-tho-than-tai-tho-dia-men-lam

    Nguồn: Gốm sứ Lợi An

    Hướng dẫn tỉa chân nhang bát hương thần tài đúng chuẩn

    Khi tỉa chân nhang bát hương Thần Tài, gia đình cần làm theo trình tự như sau để không phạm phải điều kiêng kỵ:

    • Bước 1: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mở hết các cửa trong nhà. Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng, bao gồm nhang đèn, hoa quả, giấy cúng, gạo, muối. Gia chủ có thể dùng củ gừng còn nguyên vỏ, rửa sạch và giã nát rồi đổ vào rượu. Dùng nước rượu gừng ngấm vào khăn để dọn dẹp khu vực bàn thờ.
    • Bước 2: Thắp 1 nén nhang lên bàn thờ và khấn xin phép thần linh, tổ tiên “cho phép” việc rút chân nhang.
    • Bước 3: Hạ đồ cúng xuống sau khi nhang tàn. Đặt một cái bàn to và sạch, phủ một lớp vải hoặc giấy đỏ cạnh bàn thờ để đặt toàn bộ đồ cúng xuống. Gia chủ bắt đầu lau khu vực thờ cúng bằng rượu gừng, nên lau từng cái một, không được kẹp đồ cúng vào chân mà cần phải hết sức cẩn thận.
    • Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân nhang. Đầu tiên, gia chủ cần rửa tay bằng rượu gừng, một tay giữ bát hương, tay kia lau sạch bụi bẩn. Sau đó, dùng 2 tay tỉa từng chân nhang cho đến khi chỉ còn số lẻ (nên để lại khoảng 5 chân nhang).
    • Bước 5: Đặt các đồ cúng về vị trí cũ, thay nước lọ hoa và chun gạo muối. Khấn xin thần linh, tổ tiên là đã dọn dẹp xong.

    annotation-2024-07-12-145914

    Ảnh minh họa: Thành Luân

    Lưu ý khi nào rút chân nhang thần tài

    Vào ngày rút chân hương Thần Tài, gia chủ cũng cần lưu ý tránh một số điều kiêng kỵ, chẳng hạn như:

    • Người rút chân nhang phải là gia chủ căn nhà (thường là người lớn tuổi nhất).
    • Không thuê người ngoài để rút chân nhang vì dễ ảnh hưởng đến tài vận gia đình.
    • Phải vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi rút chân nhang.
    • Khi rút chân nhang vừa xong, các đồ cúng như lọ hoa, chén đựng rượu, gạo phải đặt lại vị trí cũ. Tượng Thần Tài cần phải được nạp Cốt thất bảo để hội tụ linh khí, phần này gia đình có thể nhờ thầy cúng hỗ trợ.
    • Khi làm lễ, chỉ dùng tiền giấy, không dùng tiền thật.
    • Táo quân phù chỉ nên dán từ ngày 30 tết đến mùng 5.

    tia-chan-nhang-700

    Nguồn ảnh: Goolgle

    Chuẩn bị những gì cho lễ bốc bát hương Thần Tài?

    Gia đình khi chuẩn bị lễ bốc bát hương Thần Tài, cần chuẩn bị chu đáo về đồ lễ thờ cúng, cốt bát hương và văn khấn.

    1. Đồ lễ thờ cúng

    Đồ lễ thờ cúng gia đình cần chuẩn bị bao gồm:

    • Bình hoa cúc tươi.
    • Mâm ngũ quả.
    • 3 lá trầu, 3 quả cau.
    • Đĩa bánh kẹo đã bóc sẵn.
    • 1 đĩa xôi trắng, 2 chén chè ngọt, 5 cái bánh bao.
    • 1 chén gạo, 1 chén muối.
    • 1 chén trà, 1 chén nước, 1 chén rượu.
    • Mâm cỗ chay hoặc bộ tam sênh.
    • 1 bao thuốc lá.

    Nếu gia đình dư dả hơn, có thể chuẩn bị thêm:

    • 1 cây vàng ngũ phương.
    • 1 cây vàng hoa đỏ.
    • 1 bộ áo quần mũ ngựa thần linh đỏ.
    • 3 – 5 đinh tiền lễ.

    Đồ lễ cúng ngày rút chân nhang phải chuẩn bị đầy đủ

    2. Chuẩn bị cốt bát hương Thần Tài

    Cốt bát hương mới cần có các thành phần sau:

    • Tro bát hương: dùng tro cơm nếp hoặc tro trấu.
    • Cốt bát hương: Gồm giấy dị hiệu, gạo vàng, ngũ vị hương, cốt thất bảo, tro nếp, rượu trắng.
    • Giấy dị hiệu: In bằng giấy vàng, chữ tượng hình màu đỏ.
    • Gạo vàng Thần Tài: Để bao sái, chân tự cho bát nhang.
    • Cốt thất bảo: Gồm Thiết Vàng, Thiết Bạc, San Hô Đỏ, Phỉ Thúy, Ngọc Bích, Hổ Phách.

    3. Văn khấn

    Văn khấn trước khi rút chân nhang:

     

    van-khan-01

     

    Bài viết liên quan: 

     

    Có thể bạn quan tâm
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...